Người dân trùm kín mít che nắng cho trẻ dưới trời nắng nóng tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các nguy cơ do ảnh hưởng của tia UV đến da và mắt sẽ được "cộng dồn", tích lũy dần trong suốt cuộc đời của trẻ. Trẻ em lại thường hiếu động và có thói quen đi ra ngoài nhiều hơn người lớn, nên phụ huynh phải trông chừng
BS Lê Đức Thọ
Tình trạng nóng điểm đỉnh tại TP.HCM vào trưa ngày 26-3 và dự kiến trong ngày 27-3 khiến các chuyên gia y tế đặc biệt lo ngại.
Bác sĩ Lê Đức Thọ, chuyên khoa da liễu, cảnh báo tia UV sẽ vượt ngưỡng vào ngày hôm nay 27-3 và những ngày tới.
Theo trang Weatheronline (Anh), chỉ số tia UV tại TP.HCM vào ngày 27-3 ở mức 12. Dự báo chỉ số tia UV trong những ngày tới có thể giảm nhưng luôn ở mức cao nhất là 10, 11. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số tia UV cao nhất là 11+ (quá cao) với thời gian gây bỏng là 10 phút.
Bác sĩ Thọ cho hay chỉ số tia UV ở mức 12 là mức cực độ, rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, bức xạ tia UV và các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da (sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da) hoặc các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm)...
Trước tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp dưới mặt trời trong thời gian từ 11h -15h. Nếu buộc phải ra ngoài, cần bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng, mang kính râm, đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay che kín toàn thân...
Riêng trẻ em cần được chú ý bảo vệ phòng chống tác hại của tia UV hơn người trưởng thành để hạn chế tích lũy lâu dài của các nguy cơ phơi nhiễm UV trong mùa nắng.
Tế bào hắc tố (Melanocytes) sản xuất hắc tố để che chở da chống tia UV. Nếu lượng tia UV quá cao sẽ ức chế mức độ sản xuất hắc tố che chở và sẽ gây bỏng da
Tăng sức đề kháng cho ngày nắng nóng
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 món canh cực kỳ bổ máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.
* Canh bầu nấu nghêu: Nghêu giàu phốtpho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm... rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh đái tháo đường.
Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
* Canh mướp nấu hẹ: Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, kết hợp với lá hẹ nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm, tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.
* Canh sườn non củ cải trắng: Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magiê, phốtpho, kali, natri... Củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ. Có thể nấu củ cải trắng kết hợp với sườn non, vừa ngon vừa bổ!
* Canh bí đao nấu gà: Bí đao có tính mát, có thể chữa nhiều bệnh như: nổi nhọt, hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng... Bí đao đặc biệt rất công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan... Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no...
Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi...
* Canh rau cải cúc nấu lá lách: Mỗi khi mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời. Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì. Nhưng khi kết hợp cải cúc với lá lách có tác dụng chữa ho, bổ phế rất tốt.
* Canh rau dền thịt nạc băm: Rau dền có tính hàn, nấu chung với thịt nạc băm trở thành món canh thơm ngọt, dễ ăn. Vì canh mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn.
4 cách giải nhiệt
Dùng nước để giải nhiệt cơ thể là phương pháp đầu tiên mọi người nghĩ đến, nhưng uống nước thế nào cho hiệu quả? Cụ thể:
* Uống nước ấm: Một số người thích uống nước đá mặc dù uống quá nhiều nước lạnh có thể gây khó chịu đường tiêu hóa hay bị chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Khi giải nhiệt nên uống nước với nhiệt độ nước không nên quá nóng cũng không quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 10-30 độ C.
* Uống nước càng chậm càng tốt: Khi cảm thấy khát nước, nhiều người uống luôn một cốc nước đầy. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng làm máu loãng ra, tăng gánh nặng cho tim. Điều này rất nguy hiểm nếu bạn vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng...
Thứ hai, trong những ngày nắng nóng, bạn đổ mồ hôi rất nhiều, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi, tăng thêm sự mất mát của các chất điện giải như natri, kali. Do vậy, bạn càng có cảm giác khát nhiều hơn.
Thứ ba, uống quá vội vàng có thể gây ra nấc cụt hoặc trướng bụng. Cách tốt nhất là hãy uống từ từ, chia nhỏ lượng nước uống sẽ có hiệu quả giảm bớt cơn khát. Vào những ngày nóng mà bạn phải ra ngoài thì nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi tiết ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra. Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể và da bạn đều bị mất nước, bạn cần uống nhiều nước hơn.
* Giữ bề mặt da thông thoáng như tay, chân là bộ phận cơ thể có bề mặt tiếp xúc lớn và nhiều mạch máu, nên bạn có thể nhúng tay, chân vào nước lạnh cũng giúp xả bớt nhiệt cho cơ thể bớt nóng nực hơn.
* Uống sinh tố giải nhiệt như nước rau má tươi, nước mía, nước bột sắn dây, nước trà xanh hoặc chè tươi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận