29/09/2013 07:00 GMT+7

"Trông đợi các nước lớn là tấm gương trong kiến tạo hòa bình"

Ông Alex (chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam)
Ông Alex (chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam)

TT - Sáng 28-9 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York (Mỹ) về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 68.

pgqhkk4v.jpgPhóng to
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi kết thúc bài phát biểu - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng với tiêu đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không có đói nghèo” tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ). Bài phát biểu đã nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới, thể hiện tinh thần Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào công việc chung của LHQ.

Hãy ngăn chặn bàn tay chết chóc của chiến tranh

"Chúc mừng Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam trong việc điều hành kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế. Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang đi đúng hướng. Bên cạnh đó, chúng tôi mong Việt Nam cải cách hơn nữa thủ tục hành chính, cho phép nhiều người Mỹ đóng góp vào kinh tế Việt Nam"

Thủ tướng nói: “Biển Hoa Đông, biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ... Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh. Đối với biển Đông - nơi hơn một nửa hàng hóa thế giới đi qua - bảo đảm an ninh an toàn hàng hải là lợi ích thiết thực không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)”.

Tiếp đó, Thủ tướng nhấn mạnh: “Xung đột, chiến tranh chỉ có thể được ngăn chặn khi những hành động trái với Hiến chương LHQ, trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền... phải được đấu tranh loại bỏ. Hòa bình chỉ có thể được gìn giữ khi các quốc gia tôn trọng độc lập chủ quyền và truyền thống văn hóa của nhau, không áp đặt tiêu chuẩn chính trị, đạo đức lên nhau; khi vai trò của LHQ, của Hội đồng Bảo an LHQ được phát huy... Và trên hết là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia phải không ngừng được vun đắp bằng sự thật tâm, thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể, như việc dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba hay công nhận quyền tự quyết của Palestine.

Cộng đồng quốc tế chúng ta trông đợi các cường quốc hãy là những tấm gương trong kiến tạo hòa bình. Hội đồng Bảo an LHQ hãy là điểm tựa, là động lực để các quốc gia, các dân tộc cùng chung tay gìn giữ hòa bình... Bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạo lực đang rình rập ở nhiều nơi hòng cướp đi mạng sống của hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người vô tội. Hãy đừng tiếp tay. Đừng làm ngơ. Hãy ngăn chặn bàn tay đó lại” (xem toàn văn trên tuoitre.vn).

Cam kết mở thị trường tài chính

Tại New York, Thủ tướng cũng đã có cuộc đối thoại với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Mỹ. Cuộc đối thoại thu hút nhiều lãnh đạo tập đoàn, công ty hàng đầu của Mỹ. Thủ tướng đã lắng nghe và trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với Mỹ trên tất cả lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư. Trả lời một doanh nghiệp Mỹ, Thủ tướng cam kết: “Chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không kém gì các nước trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam”. Thủ tướng nhấn mạnh: “Việt Nam đang cải cách thể chế để các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư minh bạch vào Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế”.

Thủ tướng kể thêm: “Việt Nam tham gia đàm phán ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong điều kiện có trình độ thấp nhất trong 12 thành viên. Điều này, khi Tổng thống Obama gặp tôi đã nói rằng Mỹ hiểu Việt Nam và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam. Bộ trưởng thương mại Mỹ khi đàm phán cũng theo tinh thần của Tổng thống Obama”.

Chương trình dày đặc

Thời gian làm việc ở Mỹ của Thủ tướng dày đặc các cuộc tiếp ngoại giao. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim, Tổng giám đốc điều hành WB Sri Mulyani Indra Wati, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Largarde, hội kiến Thủ tướng Haiti Laurent Salvador Lamothe, hội kiến Thủ tướng Moldova Yuri Lianke...

Thủ tướng trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn

Tối 27-9 theo giờ Việt Nam, bên lề phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn Bloomberg, ITAR-TASS, Kyodo, Yonhap...

Khi phóng viên đề cập về “đạo luật nhân quyền Việt Nam” có ý kiến cho rằng Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ thông qua trong tháng 11 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định nếu đạo luật đó được thông qua thì đó sẽ là một bước lùi trong quan hệ giữa hai nước, vì nghị quyết đó không phản ánh đúng với thực tế ở Việt Nam, là sự can thiệp, áp đặt ý định chính trị vào nước khác. Mỹ là quốc gia văn minh không nên làm điều đó.

Trả lời câu hỏi liệu một Trung Quốc trỗi dậy có làm ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam - Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sự hùng mạnh của Trung Quốc có lợi cho khu vực và cả thế giới nhưng với điều kiện Trung Quốc phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nước khác, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.

Trả lời câu hỏi về tranh chấp trên biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hiện nay trên thực tế có sự khác biệt giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN về chủ quyền trên biển Đông, nhưng tranh chấp đó đã được Trung Quốc và ASEAN thảo luận, đưa ra được Tuyên bố về cách ứng xử của các bên có liên quan ở biển Đông (DOC).

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện DOC, các nước nhận thấy rằng DOC chưa đủ điều kiện và hiệu lực để bảo đảm hòa bình, nên cần phải được đẩy lên mức ràng buộc cao hơn thành Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Sau một thời gian dài đàm phán giữa hai bên, mới đây tại thành phố Tô Châu của Trung Quốc, Trung Quốc và ASEAN đã lần đầu tiên đồng ý sẽ họp về COC. Đây là bước tiến đầu tiên đáng khích lệ nhằm mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định, tự do hàng hải ở biển Đông.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóngKhuyến khích đầu tư vào thị trường vốnĐề nghị công nhận VN là nền kinh tế thị trường

Ông Alex (chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên