19/04/2012 06:48 GMT+7

Trông chờ vào hệ không chính quy

Bác sĩ NGUYễN VĂN XÁNG (phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa)
Bác sĩ NGUYễN VĂN XÁNG (phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa)

TT - Hiện nay giải pháp cho bài toán thiếu bác sĩ mà nhiều địa phương trông chờ là đào tạo bác sĩ hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ hoặc cử y sĩ đi học liên thông...

Kỳ 1: Tuyến nào cũng thiếuĐầu tư bệnh viện quận, huyện để giảm tảiY, bác sĩ: vừa thiếu vừa lãng phí

ln2qKHYV.jpgPhóng to
Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa thiếu bác sĩ và thiếu cả giường bệnh khiến bệnh nhân thiệt thòi - Ảnh: VĂN KỲ

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo lắng nếu trông chờ vào các hệ đào tạo này thì khi đủ số lượng lại phải “đau đầu” với chất lượng bác sĩ.

Bác sĩ không “mặn” về xã, huyện

Bác sĩ Nguyễn Út, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết trước nạn thiếu bác sĩ trầm trọng, sở y tế đã thực hiện chính sách thu hút bác sĩ về xã, phường với ưu đãi đặc biệt là hưởng lương gấp đôi, nhưng sau ba năm triển khai chính sách này chỉ có... hai bác sĩ về các phường trung tâm ở Q.Hải Châu.

"Tổng thu nhập của bác sĩ trẻ khoảng 3 triệu đồng/tháng, trong đó tiền thuê nhà 1 triệu đồng, tiền ăn 1,5 triệu đồng, còn 500.000 đồng không đủ trang trải xăng xe, điện thoại... Thu nhập không đủ sống mà áp lực công việc căng thẳng nên người ta không muốn làm cũng là điều dễ hiểu"

Từ năm 2006, Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã thực hiện chính sách mời gọi bác sĩ về huyện với mức hỗ trợ 40-50 triệu đồng/người đối với bác sĩ tốt nghiệp sau đại học và nội trú; 40 triệu đồng/người đối với bác sĩ tốt nghiệp đại học loại giỏi; 30 triệu đồng/người tốt nghiệp đại học loại khá và 20 triệu đồng/người tốt nghiệp đại học loại trung bình. Thế nhưng theo bác sĩ Hồ Văn Tiến, phó giám đốc bệnh viện, sáu năm qua bệnh viện chỉ thu hút được... một bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Văn Hòa, giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Hinh (Phú Yên), cho biết bệnh viện thiếu đến 10 bác sĩ nhưng từ năm 2000 đến nay không có bác sĩ nào ở đồng bằng chịu lên đây công tác, trong khi đã có hai bác sĩ bỏ bệnh viện đi nơi khác làm việc. Nạn “chảy máu bác sĩ” xảy ra ở nhiều bệnh viện của tỉnh Phú Yên. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Trúc, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, từ năm 2006 đến nay ngành y tế tỉnh đã có 21 bác sĩ rời nhiệm sở để đến làm việc cho các bệnh viện lớn hoặc bệnh viện tư vì ở đó trả lương cao.

Bác sĩ Võ Thị Chín, giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, cho biết sở đã “truy tìm” thí sinh của Tiền Giang vừa đậu ngành y ở các trường đại học để đặt hàng ngay những năm đầu đại học, nhưng cả năm 2010 chỉ có hai bác sĩ về Tiền Giang và năm 2011 chỉ có một bác sĩ về...

Sau khi áp dụng chính sách đãi ngộ để thu hút bác sĩ không thành công, các lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo ngành y ở các tỉnh đang mong chờ vào lực lượng bác sĩ được đào tạo theo hệ cử tuyển (cử người tốt nghiệp THPT đi học về phục vụ vùng sâu, vùng xa), đào tạo theo địa chỉ (tỉnh hợp đồng với các trường y đào tạo những thí sinh thi vào trường nhưng không đủ điểm đậu và những người này cam kết học xong về tỉnh phục vụ), cử y sĩ đi học liên thông...

Đào tạo nhưng không phân công

Phải phân công công tác bác sĩ mới ra trường

Thái Lan là nước có hoàn cảnh gần giống VN nhưng hiện nay họ đang áp dụng chế độ bác sĩ mới ra trường phải chịu sự phân công công tác trong hai năm. Sau đó bác sĩ mới có quyền đi làm nơi mình thích. Ngành y là ngành đặc thù, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng chế độ phân công công tác như Thái Lan.

Tiếp đến, chính quyền địa phương cần xem xét tại sao bác sĩ bỏ việc. Theo tôi, bác sĩ bỏ việc không chỉ đơn thuần do thu nhập mà còn do môi trường làm việc. Muốn giữ chân bác sĩ, địa phương phải quan tâm đúng mức về chế độ lương bổng, phụ cấp và môi trường làm việc. Khi chúng ta đầu tư tốt về con người và vật chất cho tuyến dưới không những kéo bác sĩ về tuyến dưới mà còn giúp giảm tải cho tuyến trên.

Theo ông Trần Quốc Kham, phó vụ trưởng Vụ Khoa học - đào tạo Bộ Y tế, hiện nay mỗi năm các trường y trên cả nước đào tạo được 7.000-7.500 bác sĩ. Trong đó tập trung ưu tiên đào tạo nhân lực cho các ngành đặc biệt khó khăn về nhân lực như: lao, phong, tâm thần, pháp y, y tế dự phòng. Các vùng thiếu nhân lực nhất là Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ sẽ tổ chức đào tạo bác sĩ theo địa chỉ. Thực tế nhân lực y tế hiện nay thiếu ở mức nào, Tổ chức JICA Nhật Bản đang hỗ trợ để khảo sát, nhưng Bộ Y tế ước tính riêng nhân lực biên chế đã cần thêm 5.500 bác sĩ/năm.

Như vậy, quy mô đào tạo bác sĩ còn lớn hơn so với số biên chế cần, nhưng ông Kham cho rằng hiện nay không có chính sách phân công công tác như thời trước nên bác sĩ có thể làm việc ở đâu mà họ muốn, các cơ sở y tế phải có chính sách tuyển dụng và thu hút mới có thể có bác sĩ về làm việc. Ông Kham cũng xác nhận những năm qua, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT đã có chính sách đào tạo theo địa chỉ, nâng cấp y sĩ ở địa phương thành bác sĩ, nhưng sớm nhất là năm 2013 những bác sĩ đầu tiên của lứa này mới ra trường và trở lại địa phương phục vụ.

Trả lời câu hỏi: “Liệu bác sĩ hệ cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ có đảm bảo chất lượng?”, ông Kham thừa nhận chất lượng nhân lực sau đào tạo cử tuyển không thể cao bằng đào tạo hệ chính quy đỗ đạt đầu vào 27-28 điểm, nhất là ngành y. Tuy nhiên, ông Kham cho rằng Bộ Y tế rất nghiêm ngặt trong kiểm soát đầu ra. Các khóa học vừa rồi, học viên hệ cử tuyển được học thêm văn hóa một năm trước khi học chuyên ngành, khi được học chuyên ngành thì có thầy kèm cặp riêng. Những học viên học tốt thì ra trường đúng thời hạn, nhưng có trường hợp phải 8-9 năm mới ra trường được, thậm chí có trường hợp không thể tốt nghiệp phải chuyển sang các mô hình đào tạo khác. “Sinh mạng con người rất quan trọng nên chúng tôi phải đảm bảo giữ chất lượng, đảm bảo yêu cầu mới cho ra trường về làm việc. Trong những năm qua, nói chung bác sĩ tốt nghiệp hệ cử tuyển về công tác cơ bản đáp ứng được yêu cầu, chưa có sai sót nghiêm trọng nào về chuyên môn liên quan đến họ” - ông Kham nói.

Bác sĩ NGUYễN VĂN XÁNG (phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên