Vì hiện nay tình trạng thiếu vitamin A vẫn đang diễn ra ở trẻ dưới 36 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây ra việc thiếu vitamin A là do bữa ăn của trẻ không có đủ vitamin A, B-caroten (tiền vitamin A) cũng như các vi chất dinh dưỡng khác (dầu, mỡ, chất đạm…)
Về lý thuyết, khi trẻ đã được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng trong đó có đủ vitamin A thì không nhất thiết phải cho trẻ uống vitamin A liều cao. Tuy nhiên theo số liệu đánh giá gần đây thì trẻ em Việt Nam vẫn nằm trong vùng nguy cơ thiếu vitamin A, tỷ lệ thiếu vitamin A lâm sàng còn cao.
Do bữa ăn ngày nay của trẻ vẫn chưa đủ lượng vitamin A cần thiết nên hàng năm trẻ được uống vitamin A. Đây chỉ là liều bổ sung chứ chưa thể đảm bảo đủ hoàn toàn lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể. Mỗi liều vitamin A chỉ có thể bảo vệ cho trẻ khỏi thiếu vitamin A trong vòng 3-4 tháng, chưa kể đến việc nếu trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp cấp) và suy dinh dưỡng thì nhu cầu vitamin A sẽ còn cao hơn. Vì vậy mặc dù được uống vitamin A liều cao những trẻ vẫn cần ăn các thực phẩm giàu vitamin A hàng ngày trong bữa ăn.
Những thức ăn nào có nhiều vitamin A cho trẻ?
Vitamin A có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, các, sữa, thịt, gan lợn, bầu dục, tôm… Thức ăn có nguồn gốc thực vật có chứa nhiều Beta-caroten khi vào cơ thể tạo thành vitamin A. Beta-caroten có nhiều trong các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau diếp, xà lách,… và các loại củ, quả màu vàng, da cam như gấc, cà rốt, bí đỏ, và các loại quả chin như đu đủ, xoài, hồng, mơ…
Đặc biệt, các mẹ cần chú ý rằng, để hấp thụ được vitamin A tốt nhất thì trong bữa hàng ngày trẻ cần được ăn dầu hoặc mỡ vừa đủ. Vì vitamin A tan trong dầu mỡ, bữa ăn không có dầu mỡ là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận