09/06/2010 07:31 GMT+7

Tranh chấp ở biển Đông cần xử lý ở tầm cao chiến lược

L.T.Anh - H.Giang
L.T.Anh - H.Giang

TT - Vừa trở về từ Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 9 tổ chức tại Singapore, đại tướng Phùng Quang Thanh - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đã có cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về một số nội dung liên quan đến hội nghị này.

OlHmgNrV.jpgPhóng to
Trưa 9-5, đoàn công tác báo Tuổi Trẻ đã đến lắp đặt pin năng lượng mặt trời đầu tiên - nhà giàn 1/12. Sau đó, đoàn đã tiếp tục khởi hành đi lắp pin năng lượng mặt trời cho ba nhà giàn khác - Ảnh: Anh Thoa
iN9IVcK9.jpgPhóng to
Ông Phùng Quang Thanh - Ảnh: V.D.

Ông Thanh cho biết:

- Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực kinh tế phát triển năng động, cũng là nơi có nhiều quyền lợi, lợi ích của các nước, nhất là các nước lớn... Hợp tác trong nội khối ASEAN chưa thể giải quyết hết được, mà liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia, trong đó có đường hàng hải quốc tế nhộn nhịp vào loại thứ nhì thế giới, mỗi ngày thường xuyên có 150-200 tàu lớn qua lại với khoảng 70-80% lượng hàng hóa vận tải của các nước trong khu vực. Cho nên vấn đề an ninh hàng hải, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định ở biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là hết sức quan trọng.

Trả lời Tuổi Trẻ tại cuộc họp báo ngày 8-6, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ Andrew Shapiro cho biết Mỹ cam kết tìm kiếm các giải pháp có tính xây dựng để giải quyết các hậu quả môi trường và hỗ trợ nạn nhân chất độc dioxin VN.

Chất da cam là một trong hàng loạt chủ đề được đưa ra thảo luận tại đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng VN - Hoa Kỳ lần 3 diễn ra tại Hà Nội ngày 8-6. Trưởng đoàn VN là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và ông Shapiro đều mô tả các thảo luận lần này là “phong phú” và “thành công”, coi đây là cơ hội tuyệt vời để hai bên thảo luận về các cơ hội tăng cường và mở rộng quan hệ song phương...

Chúng tôi có đề xuất là 10 nước ASEAN cần phải mở rộng hợp tác về mặt quân sự, quốc phòng với tám nước đối tác, đối thoại gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, để làm sao các bộ trưởng quốc phòng ngồi lại với nhau, thảo luận và có nhận thức chung về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có trách nhiệm đối thoại đầy đủ, hợp tác với nhau và phát huy các nguồn lực trong nội khối cũng như ngoài khối để huy động vào việc bảo vệ an ninh hàng hải, bảo đảm hòa bình, ổn định, chống cướp biển, chống buôn lậu, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa thiên tai, mục đích là để hợp tác cùng phát triển, giữ gìn hòa bình, ổn định.

* Vấn đề an ninh biển Đông là hết sức quan trọng, nhưng đây lại là khu vực đang có tranh chấp, liệu có ảnh hưởng thế nào tới an ninh khu vực?

- Về tranh chấp trên biển Đông, nếu để xảy ra xung đột về mặt quân sự thì đều ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực, thậm chí là cả thế giới. Đó sẽ là thảm họa đối với các nước ở khu vực này. Do đó, vấn đề đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác để cùng nhau phát triển là vì lợi ích quốc gia của các nước, cho nên các nước phải hết sức bình tĩnh, kiềm chế, cần xử lý ở tầm cao chiến lược. Phải bằng đàm phán hòa bình, bằng tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), bằng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc...

* Thưa bộ trưởng, quan điểm giữa các nước lớn, các nước trong khu vực ASEAN về an ninh biển Đông có gì khác nhau?

- Quan điểm của các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước khác đều thống nhất một điểm là phải duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên biển Đông. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không đứng về phía tranh chấp nào, nhưng phải đảm bảo an ninh hàng hải, đảm bảo các hoạt động trên vùng biển quốc tế, bảo vệ lợi ích các công ty của Hoa Kỳ cũng như của các nước khác làm ăn hợp pháp với các nước trong khu vực này.

Trung Quốc cũng tuyên bố không bành trướng, bá quyền và luôn luôn xây dựng khu vực hài hòa, thế giới hài hòa, giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước Trung Quốc. Điều đó tôi nghĩ cũng là phù hợp với lợi ích chung của các nước trong khu vực hiện nay.

* Bên lề hội nghị, bộ trưởng đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates. Xin bộ trưởng cho biết một số nội dung của cuộc tiếp xúc này?

- Hai bên bàn những vấn đề hợp tác song phương, tập trung vào giải quyết hậu quả còn lại sau chiến tranh... Ngoài ra còn hợp tác trên lĩnh vực đào tạo tiếng Anh, hợp tác về quân y. Hoa Kỳ có trách nhiệm tham gia tẩy rửa những chất độc còn tồn lưu trong chiến tranh do Hoa Kỳ để lại, đó là khu vực sân bay Biên Hòa, khu vực Đà Nẵng...

Chúng ta cũng hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, ví dụ như họ thông báo cho chúng ta những thông tin về dự báo thời tiết trên biển, sau này có thể tiến tới những diễn tập chung về tìm kiếm cứu nạn trên biển. Hai bên cũng trao đổi các đoàn giao lưu tiếp xúc về mặt quân sự, để làm sao tăng cường hữu nghị giữa hai nước cũng như hai quân đội, tránh những hiểu lầm.

Đồng thời chúng ta cũng giữ được quan điểm độc lập, tự chủ, không để Hoa Kỳ can thiệp vào những công viêc nội bộ của phía VN.

L.T.Anh - H.Giang
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên