10/05/2014 16:56 GMT+7

Trai làng Vân vật lộn trong bùn tranh cầu

QUỲNH ANH
QUỲNH ANH

TTO - Cứ vào giữa tháng 4 âm lịch hằng năm, tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên (Bắc Giang) lại mở hội vật cầu bùn để cầu mưa thuận gió hòa, dân làng được no ấm.

Về làng Sình xem vật Yên Nội: thiên hạ đệ nhất làng vật

HbFtlwHy.jpgPhóng to
Một màn cướp cầu đầy kịch tính

Lễ hội cầu bùn tại thôn Yên Viên năm nay được tổ chức từ ngày 12 đến 14-4 âm lịch (10 đến 12-5) tại di tích lịch sử đền Chùa Vân. Nơi thi đấu là sân hành lễ trước cửa đền rộng hơn 200m2, được đổ đầy bùn lỏng. Hai đầu sân đấu có hai hố sâu khoảng 80cm, rộng 50cm để các quan cầu ôm cầu đẩy xuống hố trong tình huống cướp cầu dưới bùn nước nhão.

Ông Nguyễn Văn Lâm, người dân cao tuổi trong thôn, cho biết: “Lễ hội đánh cầu bùn chỉ duy nhất ở đây mới có. Sau nhiều năm thất truyền, đến năm 2002 người dân mới khôi phục và cho tổ chức lại”.

Hội thi được tổ chức trong ba ngày. Ngày 12-4 đánh hai cầu (một lần đẩy cầu xuống hố được coi là một cầu), ngày 13-4 đánh ba cầu, ngày 14-4 đánh bốn cầu. Các quan cầu của hai đội tranh cướp một quả cầu bằng gỗ, đường kính khoảng 40cm rồi tìm cách đẩy vào hố ở phần sân đối phương.

Những người tham gia chơi chủ yếu là các thanh niên trai tráng trong làng, các thanh niên đều đóng khố và đánh cầu dưới sân được đổ nước và bùn nhão đến mắt cá chân.

Ông Diêm Công Kỳ, trưởng ban khánh tiết đền Chùa Vân, cho biết sau phần nghi lễ vào đền làm lễ tế Đức Thánh Tam Giang, những người tham gia tranh cầu mỗi người uống ba lưng bát rượu, ăn dưa hấu và xuống sân đấu ra mắt dân làng. Vừa đi vừa hô vang biểu lộ tinh thần thượng võ quanh quả cầu đã đặt sẵn khu vực giữa sân.

Tiếp đến, hai giáp cử những chàng trai khỏe nhất ra ràng, xe đai đấu vật giữa sân bùn. Nếu đô vật nào thắng, giáp đó sẽ được giao cầu. Việc làm này giống như hình thức giao bóng trong các trận túc cầu.

Quả cầu gỗ có trọng lượng khoảng 20kg, tròn to hơn quả bóng đá được cất kín trong hậu cung của nhà đền và chỉ được lấy ra khỏi hậu cung sử dụng mỗi khi tổ chức hội thi vật cầu bùn hai năm một lần.

Sau phần hiệu lệnh của ông trưởng ban khánh tiết nhà đền, trống hội giục giã, hai giáp lao vào cướp cầu và đẩy cầu về sân đối phương trong bùn, nước nhão nhoét, trơn trượt đầy kịch tính và phấn khích.

Cuộc thi kéo dài trong vòng 3 giờ, bắt đầu từ 14-17g giữa hai giáp đấu quyết liệt.

Mời bạn đọc chiêm ngưỡng chùm ảnh do CTV TTO thực hiện:

xW26Yr2Z.jpgPhóng to
Lễ tế được thực hiện trang trọng
Jn949Jzm.jpgPhóng to
Các đô vật vào đền làm lễ
s6MgcLCr.jpgPhóng to
Uống rượu cũng là một nghi thức sau lễ tế
B6HvTX2g.jpgPhóng to
Một pha đấu ngoạn mục
BHqKLeX1.jpgPhóng to
Màn cướp cầu đầy kịch tính trong bùn đất nhão
W1I922GN.jpgPhóng to
Một màn đấu căng thẳng
zIFm37ne.jpgPhóng to
Quả cầu gỗ dâng lên bàn thờ

Tương truyền, lễ hội vật cầu bùn ở làng Vân (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) có từ thời Lý Bôn, Lý Bí đánh quân Lương. Sự tích bốn anh em Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy thắng lũ quỷ trong trận vật cầu ở đầm lầy quy phục nhân tâm lũ quỷ và được muôn đời sau truyền kể luôn in đậm trong lòng người dân làng Vân.

Sau ngày bốn anh em tuẫn tiết vinh danh hiển thánh, dân làng Vân đã lập đền thờ. Người anh cả được sắc phong là Đức Thánh Tam Giang. Để tỏ lòng thương nhớ Đức Thánh Tam Giang, cứ vào ngày rằm tháng 4 và tháng 8 âm lịch, thôn Yên Viên lại tổ chức lễ hội đánh cầu bùn và rước kiệu.

QUỲNH ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên