14/08/2008 13:33 GMT+7

TP.HCM: xe buýt trợ giá - cỗ máy "đốt" tiền ngân sách

Theo HUY THỊNH - Tiền Phong
Theo HUY THỊNH - Tiền Phong

Nếu chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đi lại của người dân, tiền trợ giá xe buýt đã chiếm hơn 4,3% tổng chi ngân sách năm 2006 toàn thành phố. Thông tin trên đã gây bàng hoàng cho các cơ quan quản lý nhà nước trong buổi giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KTNS) TP.HCM vào ngày 13-8.

jxXPMhW9.jpgPhóng to
Nếu chỉ đáp ứng 10% đi lại của người dân, số tiền trợ giá xe buýt phải chi chiếm gần 5% tổng chi ngân sách TP.HCM năm 2006 - Ảnh: Lê Thư
Nếu chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đi lại của người dân, tiền trợ giá xe buýt đã chiếm hơn 4,3% tổng chi ngân sách năm 2006 toàn thành phố. Thông tin trên đã gây bàng hoàng cho các cơ quan quản lý nhà nước trong buổi giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KTNS) TP.HCM vào ngày 13-8.

Giải bài toán xe buýtĐể xe buýt đông khách, đúng giờXe buýt có khả năng đáp ứng nhu cầu?

Ngân sách không kham nổi

Theo số liệu của Sở GTVT, trong năm 2007, TP.HCM có 3.208 xe buýt (loại 12 chỗ chiếm 25,7%), thực hiện hơn 7 triệu lượt chuyến với 296,2 triệu lượt hành khách được phục vụ, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu đi lại. Để duy trì các tuyến xe buýt trợ giá, trong năm 2007, ngân sách thành phố phải chi 528,9 tỷ đồng.

Theo tính toán của Sở GTVT, trong năm 2008, nếu tăng sản lượng đáp ứng 7,25% nhu cầu đi lại, bù đắp trượt giá nhiên liệu, tiền lương thì ngân sách phải chi trợ giá cho hoạt động xe buýt là 643,8 tỷ đồng. Và, đặt mục tiêu đến năm 2010 xe buýt đáp ứng 10% nhu cầu đi lại thì số tiền phải chi lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Được kỳ vọng sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhưng đến nay nguồn thu từ quảng cáo trên hệ thống nhà chờ (trạm) và xe buýt vẫn không đáng kể. Theo ông Trần Ngọc Giao - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng (QLĐHVTHKCC), với mức thu 1-1,5 triệu đồng/năm/trạm, tổng thu từ hoạt động quảng cáo trên 600/3.000 trạm xe buýt trong năm 2007 chỉ đạt gần 10 tỷ đồng.

Các DN không mặn mà chi quảng cáo bên trong xe buýt còn quảng cáo bên ngoài thì dự kiến tổng thu khoảng 100 tỷ đồng/năm (mới thí điểm cho 267 xe buýt của Công ty Xe khách Sài Gòn XKSG) nhưng phải “cưa” đôi (50%) với đơn vị vận tải nên cũng không còn nhiều. Để “nuôi sống” mạng lưới xe buýt, Nhà nước vẫn phải trợ giá là chính.

“Ngân sách không đủ khả năng nếu tiền trợ giá cứ tăng theo cấp số cộng” - Ông Nguyễn Minh Hoàng - Trưởng Ban KTNS cho biết. Theo số liệu của Ban KTNS, tổng chi ngân sách cho các hoạt động hành chính của TP.HCM trong năm 2006 là trên 23.000 tỷ đồng nên không thể dành 1.000 - 2.000 tỷ đồng để duy trì hoạt động của mạng lưới xe buýt vì còn phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực quan trọng khác.

Nghèo mà xài sang!

Ông Nguyễn Minh Hoàng bức xúc: Tốn tiền ngân sách của một tỉnh thu trong một năm trong khi chỉ phục vụ 5% nhu cầu của người dân là không xứng đáng. Trước kỳ họp HĐND thành phố vừa qua, Sở GTVT thông báo có 3 tuyến xe buýt tỉ lệ hành khách ít nên “cắt” tuyến từ ngày 1-8 để tránh lãng phí nhưng 1-2 ngày trước, tôi thấy vẫn hoạt động bình thường.

Ngoài ra, nhiều tài xế xe buýt của công ty XKSG phản ánh chỉ vì khoản thu 600 đồng/hành khách, ngoài phát hành vé tập bán cho hành khách, công ty còn phát hành vé nội bộ để kiểm soát các xe. Đây là biểu hiện hết sức lãng phí.

“Đó là quyền của DN, Sở không thể can thiệp” - Ông Dương Hồng Thanh - Phó Giám đốc Sở GTVT chống chế. Quá bức xúc, ông Huỳnh Công Hùng - Phó Ban KTNS “bồi” tiếp: công ty XKSG là doanh nghiệp nhà nước nên cũng là tiền ngân sách.

Và, ngân sách đã phải trợ giá cho cả chi phí bất hợp lý ấy. Hiện nay, việc bố trí thời gian xe buýt xuất tuyến trong giờ cao điểm, thấp điểm còn bất hợp lý. Xe chạy trong giờ cao điểm luôn chật khách trong khi cũng bằng ấy xe nhưng vì không điều chỉnh thời gian dãn cách, cứ chạy ào ạt nên lúc thấp điểm xe chỉ có loe hoe vài ba người, rất lãng phí.

Theo đại biểu Đặng Văn Khoa, không thể phủ nhận các quy luật giá trị đối với hoạt động của xe buýt mang tính chất kinh doanh. Nếu ngân sách không kham nổi, có thể huy động thêm từ sức dân. Chuyện người dân góp thêm một chút là chuyện bình thường.

Nếu tăng giá khoảng 600 đồng/vé thì mỗi năm ngân sách có thể giảm 200 tỷ đồng trợ giá. “Nhưng nếu muốn làm điều này, trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước phải chấm dứt tình trạng xài sang, phải thực hiện ngay việc quảng cáo và không nên chỉ chọn một đơn vị để thí điểm; phải tổ chức luồng tuyến khoa học hơn để tránh lãng phí.” - ông Khoa nói.

Theo HUY THỊNH - Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên