Ông Tuấn nói ông trực tiếp đi kiểm tra trong ngày 12-6 và thấy vùng biển nuôi tôm này có nhiều tảo đỏ nở hoa. Số lượng tôm chết thống kê đến chiều cùng ngày khoảng 2 tấn, đa số là tôm hùm 2-3 lạng/con. Theo ông Tuấn, hiện tượng tôm hùm chết trong ngày 12-6 đã giảm so với 1, 2 ngày trước đó.
Ông Tuấn cũng cho hay, cùng ngày, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Phú Yên cũng đã đến vùng biển nuôi tôm hùm ở thôn Phú Mỹ lấy mẫu tôm để xét nghiệm, truy tìm nguyên nhân chính xác dẫn đến việc tôm chết hàng loạt.
Theo ông Phạm Đức Thành – chủ tịch UBND xã Xuân Phương – hàng năm, vào mùa nắng nóng, tôm hùm nuôi vẫn chết rải rác do ô nhiễm cục bộ hoặc do nước tầng đáy lạnh trong khi nước mặt nóng gây thiếu ôxy. Còn ông Lương Công Tuấn cho biết năm 2015, hiện tượng thủy triều đỏ cũng xuất hiện ở các vùng nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu và cũng làm tôm nuôi bị chết.
Theo UBND xã Xuân Phương, chính quyền đã hướng dẫn người dân nâng các lồng nuôi tôm hùm lên tầng nước cao hơn để đảm bảo lượng ôxy cho tôm thở, vừa tránh được thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra, vừa tránh việc thiếu ôxy do trời nắng nóng làm tầng nước mặt nóng còn tầng nước đáy lại lạnh.
Đồng thời, chính quyền cũng yêu cầu người dân vệ sinh lồng nuôi, dùng hóa chất xử lý để tránh ô nhiễm tầng đáy do quá trình cho tôm ăn bằng thức ăn tươi sống tích tụ lâu ngày gây ra. Những nơi nuôi với mật độ dày thì di chuyển lồng nuôi đến vùng khác để tránh dịch bệnh…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận