17/12/2022 08:00 GMT+7

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn

BỬU ĐẤU - BÌNH MINH - ĐẶNG TUYẾT
BỬU ĐẤU - BÌNH MINH - ĐẶNG TUYẾT

TTO - Năm 2022 được xem là dấu ấn đặc biệt cho ngành xuất khẩu thủy sản khi cán mốc hơn 10 tỉ USD giá trị xuất khẩu. Riêng cá tra đạt gần 2,5 tỉ USD, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển trở thành ngành hàng chủ lực quốc gia.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 1.

Ông Trần Ngọc An theo gia đình mua cá tra bột ngoài thiên nhiên và đã hình thành cơ sở ương cá tra bột hàng chục năm nay

Những ngày giữa tháng 12, Tuổi Trẻ Online đã quay lại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp - nơi được xem là "cái nôi" của ngành hàng cá tra - và gặp những người được xem như "gạo cội" trong nghề để nhìn lại quá trình phát triển cá tra hơn mấy chục năm qua.

Ông Trần Ngọc An (62 tuổi, ngụ xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự) - được xem là những người "gạo cội" trong ngành cá tra bột - cho biết hiện tại ông có gần 10.000 con cá tra bố mẹ dùng để ương cá tra bột.

Từ thuở nhỏ, ông đã theo gia đình lên khu vực biên giới giáp Campuchia mua cá tra trôi nổi trong dòng nước lũ hằng năm. Nhiều nhất là khu vực đầu nguồn biên giới Vĩnh Xương (An Giang) và Thường Phước, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 2.

Cận cảnh lấy trứng cá tra để lai tạo cung cấp nguồn cá giống cho các vùng nuôi

Loài cá này được người dân đánh bắt cá giống trong tự nhiên, sau này nhu cầu ngày càng cao nên được ương nhân tạo thành công, cung cấp nguồn cá giống dồi dào và phát triển thành loài cá nuôi ao, lồng bè trải rộng khắp đồng bằng.

Năm 1999, ông An đã mở cơ sở ương cá tra bột. Đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 76 cơ sở sản xuất giống và trên 1.004 cơ sở ương dưỡng giống cá tra. Năm 2022, toàn tỉnh đã sản xuất được 14 tỉ con cá tra bột, giảm 4,7 tỉ con so với cùng kỳ. Đối với cá giống, sản xuất được 1,4 tỉ con, tăng 277 triệu con so với cùng kỳ.

Hiện nay, cơ sở ương cá tra bột của ông An cung ứng ra thị trường từ 50 - 100 triệu con cá tra bột/trong ba ngày.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 3.

Đưa trứng cá tra vào bể ấp từ 18 - 24 giờ

Theo đó, để sản xuất cá tra bột phải trải qua nhiều khâu như: kiểm trứng (xem cá tra có trứng chưa) - kích dục tố (sử dụng thuốc kích dục bốn lần cho cá trong bốn ngày liên tục) - thụ tinh (lấy trứng để vào thau rồi lấy tinh trùng cá trộn vào thau) - đưa vào bể ấp (từ 18 - 24 giờ) - đưa ra bể (22 - 24 giờ) - đưa ra ao nuôi giống (từ 2 - 3 tháng) - bán cho người nuôi thương phẩm (toàn bộ quy trình cần 15 - 16 tháng).

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 4.

Công nhân đưa cá tra bột ra ngoài bồn chứa trong 24 giờ để bán cho người ương cá tra giống

Từ khi được người dân đất chín rồng lai tạo, ương giống, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu "vươn ra biển lớn", nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu đã trở thành một ngành hàng chủ lực của quốc gia.

Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trên 6.000ha nuôi cá tra, với sản lượng 1,5 - 2 triệu tấn/năm, tập trung nhiều nhất tại An Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ chiếm hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả nước.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 5.

Từ năm 2001, cá tra đã được lai tạo, nhân giống thành công nên chấm dứt tình trạng mua bán cá tra bột ngoài thiên nhiên.

Hiện nay, có gần 100 nhà máy sản xuất cá tra, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn các cơ sở này được đầu tư các thiết bị và công nghệ tiên tiến, cho phép tự động hóa một số công đoạn của dây chuyền và sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng để tăng thêm thu nhập.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 6.

Hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay ngành hàng cá tra đã mang lại gần 2,5 tỉ USD giá trị xuất khẩu.

Cá tra giờ đây đã thành sản phẩm chủ lực của quốc gia, ngoài sản phẩm cá tra phi lê, các doanh nghiệp đã chế biến hàng chục sản phẩm mang tính giá trị gia tăng như: cá tra phi lê, cá tra cắt khúc, cá tra xẻ bướm... đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mọi phân khúc. Ngành hàng này đã giải quyết cho khoảng 500.000 lao động cả nước có việc làm ổn định.

Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đề án giống cá tra 3 cấp, huy động nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm, tên tuổi tham gia như: Công ty cổ phần Nam Việt, Công ty cổ phần cá tra Việt Úc, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn… Chương trình ra đời nhằm khắc phục tình trạng con giống kém chất lượng, thích nghi với môi trường sống ở ngưỡng vượt trội.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 7.

Nhờ ngành hàng cá tra hình thành đã giải quyết việc làm cho hơn 500.000 lao động tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, con cá tra đã có mặt tại 138 thị trường. Top 8 thị trường chính gồm: Trung Quốc - Hong Kong, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil và Colombia, chiếm 80,4% tổng giá trị xuất khẩu.

Sau đây là những hình ảnh về hành trình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Tuổi Trẻ Online ghi nhận:

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 8.

Ông Trần Ngọc An phải chi gần 250 triệu đồng/tháng để nuôi trên 10.000 con cá tra bố mẹ, phục vụ cho việc ương cá tra bột.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 9.

Công nhân làm cá tra phi lê phục vụ xuất khẩu.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 10.

Hiện nay, sản phẩm cá tra phi lê đã xuất hiện tại 140 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường Trung Quốc, châu Âu và Mỹ chiếm tỉ trọng lớn.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 11.

Món ăn làm từ sản phẩm cá tra phi lê.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 12.

Cá tra tẩm bột - Ảnh: VĨNH HOÀN

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 13.

Cá tra viên - Ảnh: VĨNH HOÀN

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 14.

Món ăn làm từ chả cá tra.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 15.

Món cá tra nướng sốt xoài Cao Lãnh - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 16.

Món Sushi cá tra được đầu bếp Nhật trình diễn trong yến tiệc cá tra - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 17.

Món ăn cá tra cắt khúc và chả cá.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 18.

Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai chương trình "Giống cá tra 3 cấp chất lượng cao" cho các doanh nghiệp lớn về cá tra để lai tạo, nhân giống chất lượng cao.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 19.

Toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 87% nông dân liên kết nuôi cá tra với doanh nghiệp, để hạn chế rủi ro trong việc nuôi cá.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 20.

Năm 2001, cá tra chính thức được lai tạo, chọn giống đã chấm dứt tình trạng khan hiếm cá giống ngoài tự nhiên và đến nay đã trở thành ngành hàng chủ lực quốc gia.

Toàn cảnh cá tra từ ương giống đến nuôi, xuất khẩu và chế biến lên bàn ăn - Ảnh 21.

Nhiều người ăn nên làm ra từ con cá tra hơn 20 năm qua.

Lần đầu tiên Đồng Tháp tổ chức lễ hội cá tra Lần đầu tiên Đồng Tháp tổ chức lễ hội cá tra 'vươn ra biển lớn'

TTO - Chiều 2-12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo về 'Lễ hội cá tra lần thứ 1 - năm 2022' với chủ đề Vươn ra biển lớn nhằm tôn vinh người nuôi cá, khi lần đầu tiên xuất khẩu trên 2,1 tỉ USD.

BỬU ĐẤU - BÌNH MINH - ĐẶNG TUYẾT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên