Phóng to |
Video clip "Gian nan khắc phục sự cố lũ bùn" - Nguồn: TVO |
Cao Bằng: Vỡ đập chắn thải, dân lo sợ nạn “bùn đỏ”Lũ bùn Cao Bằng: Sự cố đáng ngờNgổn ngang lũ bùn đỏ Cao Bằng
Con đường dẫn vào bãi quặng Nà Lũng vẫn còn lầy lội, nhiều học sinh đi học, người đi chợ phải nhờ máy xúc đưa qua con suối đặc quánh bùn. Hàng chục gia đình ở các xóm Nà Màn, Nà Kéo, Nà Cà, Nà Mạ, Nà Lũng, Nà Thỏ, Nà Đàm... vẫn đang cật lực chống chọi với cơn lũ bùn. Nhiều gia đình phải di tản đi chỗ khác ở vì toàn bộ nhà bị ngập chìm trong cơn lũ bùn.
"TKV đã chỉ đạo sẽ xây thêm đập thứ 5 đề phòng đập thứ 4 bị sự cố" |
Sáng qua, UBND tỉnh Cao Bằng đã triệu tập cuộc họp với sự tham gia của các sở: Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Công thương cùng Công ty Khoáng sản luyện kim Cao Bằng và Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (thuộc Công ty Khoáng sản luyện kim) để bàn về việc khắc phục hậu quả sự cố lũ bùn.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh khẳng định sẽ đề nghị đóng cửa nếu Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng không đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
Tại cuộc họp, UBND tỉnh Cao Bằng đã yêu cầu Công ty Khoáng sản luyện kim Cao Bằng và Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng khẩn trương khắc phục hậu quả và đền bù thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Về phương án xử lý lượng bùn thải khổng lồ thay vì bơm nước rửa xả ra sông Bằng như doanh nghiệp đề xuất, tỉnh yêu cầu xí nghiệp múc đổ trở lại bể chứa của xí nghiệp để không phát tán ra môi trường.
Ông Đoàn Ngọc Báu, chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường Cao Bằng, cho biết bùn thải có chứa các hạt quặng sắt mịn gây hại đối với cây trồng. Đất nông nghiệp dính bùn muốn tiếp tục canh tác phải cải tạo, tuy nhiên ngay cả khi đã cải tạo thì cây trồng trên đất này vẫn thường bị còi cọc.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh đã yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương mang mẫu bùn đi xét nghiệm để đánh giá mức độ gây hại với sức khỏe con người và có quyết định mức xử phạt cụ thể.
Nằm trong danh sách đen
Tháng 6-2010, báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng trình HĐND tỉnh đã liệt Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng là một trong bốn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (cùng với Xí nghiệp luyện gang km5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, bãi rác Khuổi Kép).
Trước đó, website của văn phòng Tổng cục Môi trường cũng thông tin mỏ sắt này là một trong ba mỏ sắt ở Cao Bằng sau khi tuyển không được xử lý lắng đọng, nước thải ngấm xuống làm ô nhiễm nguồn nước ngầm khu vực.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường Cao Bằng, Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng hoạt động từ năm 1994 trên diện tích hơn 60ha, công suất 350.000 tấn/năm. Xí nghiệp sử dụng phương pháp khai thác tuyển xoắn, dùng nước xả vào đất quặng làm trôi đất bùn, trơ lại quặng. Với công nghệ này, mỗi năm xí nghiệp xả ra môi trường một lượng nước thải rất lớn.
Tại xí nghiệp có bốn đập chắn thải. Các đập số 1, 2 gần như không tác dụng, đập số 4 được xây dựng năm 2005 theo phương pháp san lấp, chặn khe đồi lại thành đập, không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Chi cục Bảo vệ môi trường kết luận lượng nước thải xả ra của xí nghiệp vượt 2-5 lần mức cho phép. Xí nghiệp đã nhiều lần bị xử phạt vì xả thải ra môi trường ảnh hưởng đến người dân, ngoài ra còn bị nhắc nhở gia cố đập nhưng chây ỳ không chịu thực hiện.
Hỗ trợ cho dân
Chiều 8-11, ông Phùng Mạnh Đắc - phó tổng giám đốc TKV - xác nhận công ty con và bản thân TKV phải chịu trách nhiệm về việc xử lý, đền bù cho người dân bị thiệt hại do sự cố thủng đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Cao Bằng, thuộc TKV).
Ông Đắc cho biết bùn chỉ tràn vào một số nhà dân và bản chất nước bùn này không độc hại, bởi trong quá trình xử lý, tuyển quặng không dùng hóa chất. Việc kết luận không độc hại đã được tiến hành sơ bộ.
Theo ông Đắc, sở dĩ việc thủng đáy đập xảy ra ở Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng là vì đập đã được xây từ năm 2004, qua nhiều năm sử dụng và sự cố đã xảy ra ban đêm nên chậm phát hiện. Cũng theo ông Đắc, TKV đã chỉ đạo sẽ xây thêm đập thứ 5 đề phòng đập thứ 4 bị sự cố.
“Chúng tôi đã hỗ trợ tạm thời người dân bị thiệt hại từ 3-6 triệu đồng/hộ. Đây không phải vấn đề lớn, nghiêm trọng. Chỉ có một vài vấn đề phải xử lý và chúng tôi đang xử lý” - ông Đắc nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận