23/04/2025 12:13 GMT+7

Tỉnh An Giang sau sáp nhập có 3 đặc khu trong 102 xã, phường

Việc sáp nhập tỉnh Kiên Giang và An Giang với diện tích hơn 9.800km² và gần 5 triệu dân với tên gọi tỉnh An Giang. Tỉnh có 102 xã, phường trong đó 3 đặc khu, được xem là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

tỉnh An Giang - Ảnh 1.

Tỉnh An Giang trước khi sáp nhập có gần 2,7 triệu dân. Sau khi sáp nhập với tỉnh Kiên Giang sẽ có trên 4,9 triệu dân - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 23-4, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết đề án sáp nhập Kiên Giang và An Giang thành tỉnh An Giang mới. 

Tỉnh mới có diện tích 9.888,91km² (197,78% so với tiêu chuẩn), dân số 4.952.238 người (353,73% so với tiêu chuẩn), gồm 102 xã, phường trong đó có đặc khu (Phú Quốc, Kiên Hải và Thổ Châu). 

Trung tâm hành chính đặt tại TP Rạch Giá. Hai tỉnh có vị trí liền kề, nhiều nét tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế, và hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển.

Hiện nay, lãnh đạo An Giang và Kiên Giang đã chỉ đạo rà soát, xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo tiêu chí của trung ương. 

Việc sắp xếp cơ bản đúng trình tự, thủ tục, đáp ứng yêu cầu trung ương. Hai tỉnh đã chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi báo cáo trung ương.

Bộ Chính trị sẽ quyết định thành lập Đảng bộ An Giang mới bằng cách hợp nhất Đảng bộ Kiên Giang và An Giang cũ. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, bí thư, phó bí thư, và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025 được chỉ định theo quy định. 

Nhiệm kỳ sau tuân thủ quy định của Bộ Chính trị và trung ương về số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, phó bí thư và Ủy ban Kiểm tra.

Cơ cấu số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, phó bí thư tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025-2030 theo kết luận 150 của Bộ Chính trị về hợp nhất, sáp nhập.

Chính quyền địa phương (HĐND và UBND) giữ nguyên mô hình cấp tỉnh hiện nay. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sẽ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9 và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh An Giang sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện đúng quy định.

tỉnh An Giang - Ảnh 2.

Tỉnh Kiên Giang còn 48 xã, phường và 3 đặc khu sau sáp nhập xã, phường. Trong ảnh là cầu Tô Châu, TP Hà Tiên - Ảnh: BỬU ĐẤU

Sau khi chính quyền địa phương tỉnh An Giang đi vào hoạt động, căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh để xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho tỉnh theo quy định…

Tỉnh An Giang sau sáp nhập có 102 xã, phường và 3 đặc khu - Ảnh 5.Gần 99% cử tri Bến Tre đồng ý sáp nhập ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long

Qua lấy ý kiến 375.066 hộ gia đình tại tỉnh Bến Tre về việc sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long thành một tỉnh, có 98,8% đồng ý. Một số ý kiến khác muốn Bến Tre nhập với tỉnh Tiền Giang…


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên