24/10/2007 07:30 GMT+7

Tìm việc chứ không phải xin việc!

NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU (Trung tâm tư vấn BR&T, Đại học Bách khoa TP.HCM)
NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU (Trung tâm tư vấn BR&T, Đại học Bách khoa TP.HCM)

TT - Là người đã từng tham gia và có kinh nghiệm trong định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên, đọc ý kiến trên tôi rất băn khoăn. Thật ra đề tài này cũng đã từng được đề cập nhiều lần, cũng đã từng có một diễn đàn trên báo Tuổi Trẻ "vỡ mộng với tấm bằng đại học" bàn nhiều về vấn đề này.

(Phản hồi ý kiến: "Tôi mới ra trường làm sao có kinh nghiệm?", Tuổi Trẻ ngày 23-10)

TT - Là người đã từng tham gia và có kinh nghiệm trong định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên, đọc ý kiến trên tôi rất băn khoăn. Thật ra đề tài này cũng đã từng được đề cập nhiều lần, cũng đã từng có một diễn đàn trên báo Tuổi Trẻ "vỡ mộng với tấm bằng đại học" bàn nhiều về vấn đề này.

Nhân đây, tôi xin chia sẻ với các bạn sinh viên mới ra trường ba điều:

Thứ nhất, các bạn cần nhận thức rằng chúng ta đi tìm một việc làm là chúng ta đang "chào bán" sản phẩm bản thân mình. Trước đây, chúng ta hay sử dụng từ "xin việc", nhưng trong xu thế mới người ta dùng chữ "tìm việc".

Nói như thế để thấy rằng theo qui luật thị trường thì nếu anh có sản phẩm bán và tôi cần nó thì tôi sẽ mua với giá đúng của nó. Nhu cầu của hai bên gặp nhau và đi đến một thỏa thuận là anh làm việc cho tôi. Vì thế với tư cách là một khách hàng, các doanh nghiệp cần mua sản phẩm tốt, chất lượng thì việc họ muốn đòi hỏi các ứng viên có kinh nghiệm là chuyện bình thường.

Thứ hai là trong xu thế tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay (đặc biệt là các tập đoàn lớn) đều có chiến lược tuyển sinh viên mới ra trường vào làm bằng các chương trình như "quản trị viên tập sự", "ngày hội nghề nghiệp" dành cho các bạn sinh viên.

Các bạn mới ra trường nên bắt đầu bằng những công việc thấp nhất để tích lũy và học hỏi kinh nghiệm coi như "vừa học vừa làm". Theo nhận định của ông Giản Tư Trung (người sáng lập tổ hợp đào tạo doanh nhân Pace), chưa bao giờ thị trường lao động VN có nhiều cơ hội đến như vậy cho các bạn trẻ. Quan trọng là khi ra trường bạn cần chọn một nghề đúng với khả năng thực tế của mình.

Thứ ba là các bạn không nên quá "tìm mọi cách để đối phó” hay "hợp lý hóa"về vấn đề kinh nghiệm khi phỏng vấn tìm việc bằng cách không trung thực. Các nhà tuyển dụng hiện nay đánh giá cao sự trung thực và nhiệt tình của các ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp. Không khó lắm để nhận ra những câu trả lời không trung thực từ các ứng viên, vì thế thay vì hợp lý hóa, chúng ta nên coi các kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình đi học là một điểm mạnh của mình.

NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU (Trung tâm tư vấn BR&T, Đại học Bách khoa TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên