Phóng to |
Đây được coi là hành tinh “thọ nhất” trong vũ trụ hiện nay. Tiến sĩ Johny Setiawan cho biết hai hành tinh này xoay quanh ngôi sao HIP 11954, nó là ngôi sao có tuổi đời gần 12,8 tỉ năm.
Các nhà khoa học cho rằng tuổi đời của 2 hành tinh này có thể trẻ hơn so với ngôi sao chủ của nó, nhưng thời điểm hình thành cách nhau không nhiều. Tiến sĩ Johny Setiawan nói: “Thông thường một hành tinh sẽ được hình thành chẳng bao lâu sau khi có ngôi sao”.
Trong đó, một hành tinh có kích cỡ bằng với sao Mộc, và quỹ đạo của nó xoay quanh ngôi sao chủ là bảy ngày. Hành tinh còn lại có kích thước gấp ba lần sao Mộc, và quỹ đạo của nó là chín tháng rưỡi.
Phát hiện này cho thấy các hành tinh vẫn có thể được sinh ra trong giai đoạn đầu của vũ trụ, dù rằng vào thời kỳ này vũ trụ hầu như chỉ có các ngôi sao thiếu kim loại, thuật ngữ dùng để chỉ các ngôi sao không có nguyên tố nào nặng hơn hydro và heli.
Việc này cũng gây ra tranh cãi lớn vì từ trước đến nay các nhà khoa học đều tin rằng cần phải có các nguyên tố nặng mới có thể hình thành hành tinh. Thậm chí những hành tinh chỉ toàn khí như sao Mộc và sao Thổ cũng phải hình thành dựa trên các kim loại nặng vì cơ bản chúng có một lõi cứng ở giữa.
Theo tiến sĩ Setiawan, sự hình thành của 2 hành tinh này có thể trong thời kỳ vũ trụ sơ khai. Và có thể chúng sẽ sớm biến mất vì bản thân ngôi sao chủ sẽ phải chuyển thành dạng ngôi sao khổng lồ đỏ - giai đoạn cuối của một ngôi sao. Chúng sẽ phình ra và “nuốt” những hành tinh gần nó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận