05/09/2007 15:05 GMT+7

Tiền ăn của học sinh bán trú tăng 10% - 20%

Theo LAN HƯƠNG - VnExpress
Theo LAN HƯƠNG - VnExpress

Theo đại diện các trường tiểu học tại TP.HCM, giá lương thực, thực phẩm lên cao đã tác động trực tiếp đến bữa ăn của các em. Do đó, chi phí cho mỗi suất ăn trong năm học này có thể tăng 10-20% so với năm ngoái, tùy từng địa bàn.

823CX3H6.jpgPhóng to
Bữa ăn bán trú ở trường bổ sung 50% lượng calo cần có mỗi ngày cho trẻ em. Ảnh: Lan Hương
Theo đại diện các trường tiểu học tại TP.HCM, giá lương thực, thực phẩm lên cao đã tác động trực tiếp đến bữa ăn của các em. Do đó, chi phí cho mỗi suất ăn trong năm học này có thể tăng 10-20% so với năm ngoái, tùy từng địa bàn.

Ban giám hiệu một số trường tiểu học quận Tân Bình dự kiến tăng chi phí 1 ngày ăn của mỗi học sinh bán trú lên 10.000 đồng; quận 9, Gò Vấp, Thủ Đức, 7.000 - 10.000 đồng.

Còn ở quận 1, quận 3, các quận trung tâm, giá ngày ăn của các em dao động 10.000-12.000 đồng... Giá này cao hơn 1.000-2.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái và đã "kịch trần" theo quy định khung của Hội đồng nhân dân các quận.

Chủ trương tăng giá suất ăn khiến không ít phụ huynh học sinh là công nhân, lao động nghèo lo ngại. Chị Xuân, ở quận Tân Bình, cho biết, thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chị khoảng 2,5 triệu đồng, phải "căn ke lắm" mới nuôi được 1 con học bán trú.

"Vợ chồng tôi đều đi làm xa nhà, đành gửi cháu ở trường. Chi phí ăn, ở, đi lại và những sinh hoạt khác một tháng ngót nghét 2,5 triệu đồng, có chuyện đột xuất phải vay thêm. Nếu chi thêm một trăm nghìn mỗi tháng là đau đầu rồi", chị Xuân nói.

Chị Hoàng Thu Hà, làm lao công cho một công ty ở quận 3, có con học lớp 5, suy tư: "Vẫn biết nhà trường không tự túc được thực phẩm, giá cả thị trường tăng thì chi phí suất ăn phải tăng theo. Nhưng cái gì cũng tăng theo thị trường mà thu nhập của gia đình không cải thiện, lấy gì bù vào đây".

Còn anh Phong, có con vào lớp 1 trường Hòa Bình, quận 1, đồng thuận với mức 12.000 đồng một ngày ăn. Tuy nhiên, anh băn khoăn liệu giá thành có tỷ lệ thuận với khẩu phần, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn của các cháu... Đây cũng là tâm trạng chung của rất nhiều phụ huynh.

Một số trường dự định ban đầu sẽ triển khai thử nghiệm mức giá mới, nếu phụ huynh có yêu cầu khác sẽ điều chỉnh hợp lý.

An toàn thực phẩm trông chờ may, rủi

Suất ăn bán trú thông thường của học sinh tiểu học, gồm 1 bữa ăn chính vào buổi trưa và 1 bữa xế, cung cấp từ 800 đến 900 calo trong tổng số 1.600-18.000 calo cần có mỗi ngày. Bữa chính gồm cơm, canh, mặn, tráng miệng, còn bữa xế là các món nhẹ như chè, cháo, sữa đậu nành...

Theo bà Lê Thị Hồng Nga, Hiệu trưởng trường tiểu học Yên Thế, quận Tân Bình cho biết với mức 9.000 đồng một ngày ăn cho học sinh, trường phải tính toán chi li mới đảm bảo chất lượng và khẩu phần cho học sinh.

Bà Trần Thị Kiều Hải, Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quốc Toản, quận Tân Bình cũng có ý kiến tương tự. Bà Hải cho rằng, chi phí mỗi ngày ăn hiện tăng lên 10.000 đồng mới mua được những thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho học sinh.

"Mức giá này chưa đủ để mua sản phẩm của các nhà cung cấp lớn, có thương hiệu. Đơn cử, 1 hộp sữa chua của Vinamik giá đã là 3.000 đến 3.500 đồng, nếu mua đủ 4 món cho bữa chính thì phải trên 10.000 đồng. Tuy nhiên, dù chi phí còn hạn chế, chúng tôi vẫn phải chọn thực phẩm có chứng nhận đạt chuẩn vệ sinh cho các em", bà Hải nói.

Theo ông Nguyễn Nghĩa Dũng, Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, quận Tân Bình, ngộ độc thực phẩm học đường đang bị coi là chuyện "hên, xui". Nguyên do là đội ngũ cán bộ phụ trách y tế học đường của các trường hiện mỏng và yếu, trình độ chuyên môn của cấp dưỡng chưa cơ bản.

"Việc kiểm định chất lượng bữa ăn bán trú phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ y tế học đường, qua kinh nghiệm về màu sắc và mùi vị đồ ăn. Quy trình kiểm định này hầu như không có sự hỗ trợ của thiết bị y tế, ngoài những khay lưu thức ăn mẫu đơn giản", ông Dũng phản ánh.

TP.HCM hiện có 458 trường tiểu học. Năm học 2007-2008, số học sinh bán trú của hầu hết các trường đều tăng mạnh. Đơn cử, Trần Quốc Toản, quận Tân Bình hiện có 800 học sinh đăng ký ăn tại trường; Yên Thế, quận Tân Bình có 650 em; Trần Quốc Tuấn, quận Tân Bình có 816 em; Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 có 1.450 em...

Trong văn bản trong hướng dẫn năm học 2007-2008 đối với cấp tiểu học, Sở Giáo dục và đào tạo thành phố đã lưu ý cấp dưỡng và phụ trách căn tin các trường, bữa ăn và thực phẩm cung cấp phải có nguồn gốc rõ ràng.

Theo LAN HƯƠNG - VnExpress
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên