17/12/2017 20:11 GMT+7

Thuyền trưởng Việt kể bị Indonesia bắt trong vùng biển Việt

LÊ NAM
LÊ NAM

TTO - Hơn 8 giờ đồng hồ quần thảo, dù có tàu cảnh sát biển và tàu hải quân Việt Nam hỗ trợ, tàu cá Việt vẫn bị phía Indonesia dùng vũ lực bắt từ vùng biển Việt đưa sang Indonesia.

Thuyền trưởng Việt kể bị Indonesia bắt trong vùng biển Việt - Ảnh 1.

Thuyền trưởng tàu cá Kim Phúc BT 97986 TS Nguyễn Văn Vỹ - Ảnh: L.N

Bắt ngư dân trong vùng biển chồng lấn là trái luật quốc tế Bắt ngư dân trong vùng biển chồng lấn là trái luật quốc tế

TTO - Các nước cần sớm phân định các vùng biển chồng lấn. Mọi hành động truy đuổi, bắt giữ... ngư dân hoạt động trong vùng biển chồng lấn là trái Công ước luật biển 1982.

Thuyền trưởng tàu cá Kim Phúc BT 97986 TS Nguyễn Văn Vỹ kể với phóng viên Tuổi Trẻ Online  chuyện ông bị 4 người Indonesia dùng vũ khí áp sát và buộc lái tàu hết tốc lực về phía biển Indonesia, trong khi các tàu chấp pháp Việt Nam yêu cầu dừng lại.

Vào sâu bên trong biển Việt Nam bắt tàu cá Việt

Ngồi bên ngoài trại tạm giam của Hải quân Indonesia trên đảo Natuna, ông Nguyễn Văn Vỹ nhớ lại: Lúc 17h54 phút chiều ngày 3-5-2017, tàu cá Kim Phúc BT 97986 TS đang neo đậu tại tọa độ 7 độ 20’09" Bắc - 107 độ 54’56" Đông (cách Đông Bắc bãi cạn Đông Sơn khoảng 43 hải lý về phía bắc Việt Nam) để đợi các tàu khác trong đoàn cùng đi đánh cá đến để gửi hải sản về đất liền.

Vị trí này theo thuyền trưởng Vỹ là nằm sâu trong vùng biển Việt Nam: ở rạn Đông Sơn, nằm trong cả giàn khoan mỏ Nam Côn Sơn của Việt Nam.

Bất ngờ tàu hải quân của Indonesia mang số hiệu 644 áp sát và không chế tàu của ông. Các ngư phủ bị đưa hết sang tàu hải quân Indonesia, trên tàu chỉ còn ông Vỹ và máy trưởng.

Trong khi đó, 2 tàu chấp pháp của Việt Nam tiến hành ép không cho tàu cá BT 97986 TS, lúc này đang do người Indonesia điều khiển với với sự hỗ trợ của tàu hải quân 644 Indonesia, đi về hướng Nam.

"Ban đầu 4 người Indonesia có vũ trang kè sát người tôi, bắt tôi phải mở hết tốc lực máy chạy về phía Indonesia với tốc độ 9-10 hải lý/giờ. Tàu cảnh sát biển mình thì chặn trước hướng mũi tàu và loa phát thanh liên tục yêu cầu tàu cá Kim Phúc dừng lại", ông Vỹ kể.

"Họ sẵn sàng đâm thẳng vào tàu của lực lượng chức năng Việt Nam khi bị ép hướng. Các tàu cứ quần nhau liên tục suốt đêm. Đến khoảng 2h25 sáng ngày 4-5-2017, các tàu chấp pháp của Việt Nam không can thiệp được nữa vì tàu cá của tui và tàu hải quân 644 của Indonesia đã đi qua đường phân định Việt Nam - Indonesia".

Thuyền trưởng Việt kể bị Indonesia bắt trong vùng biển Việt - Ảnh 3.

Thuyền trưởng tàu cá Kim Phúc BT 97986 TS Nguyễn Văn Vỹ - Ảnh: L.N

Giam nhiều tháng không xét xử

"Nhiều tháng qua họ không xét xử chúng tôi mà cứ giam lỏng ở trại tạm giam này. Họ cũng buộc chúng tôi ký nhiều biên bản tiếng nước ngoài, trong đó có biên bản xác nhận đồng ý hủy tàu, mãi sau này khi gặp người phiên dịch chúng tôi mới biết nội dung của các văn bản đó", thuyền trưởng Nguyễn Văn Vỹ cho biết.

Theo ông Vỹ, do thiếu sự bảo hộ công dân nên họ không có cách nào phản đối khi bị yêu cầu ký vào các văn bản tiếng nước ngoài.

"Tức nhất là họ dùng vũ lực ép chúng tôi ký vào văn bản tiếng nước ngoài rồi hôm sau gọi người phiên dịch đến thông báo rằng chúng tôi đã ký biên bản đồng ý hủy tàu. Chúng tôi đánh bắt trong vùng biển Việt Nam, họ vào biển của mình bắt tụi tui mà", vị thuyền trưởng không giấu được sự bức xúc.

Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Vỹ, ngày tàu bị phía Indonesia bắt, tàu của ông có 11 ngư phủ và đã đi đánh cá hơn 3 tháng đánh cá.

"Chính xác là 3 tháng 13 ngày, cá và mực trên tàu lúc đó nhiều vô kể, 3 hầm tàu đầy nhóc, cũng phải chừng 50-60 tấn. Thiệt hại nhiều lắm, 50-60 tấn cá, 1 tấn mực khô, hơn 24.000 lít dầu, tiền bạc, vàng vòng của anh em trên tàu…", ông Vỹ chia sẻ.

Thuyền trưởng Việt kể bị Indonesia bắt trong vùng biển Việt - Ảnh 4.

Thuyền trưởng tàu cá Kim Phúc BT 97986 TS Nguyễn Văn Vỹ - Ảnh: L.N

Gửi đơn kêu cứu

Chủ tàu cá Kim Phúc BT 97986 TS - bà Huỳnh Thị Bích Phượng ở xã An Thủy, huyện Ba Tri, Bến Tre - đã gửi đơn kêu cứu cho các ngư phủ của mình. Bà Phượng nói với Tuổi Trẻ Online rằng có nhiều nhân chứng có thể khẳng định tàu cá của bà bị phía Indonesia bắt trên vùng biển Việt Nam. 

Báo cáo của Cục kiểm ngư gửi Cục lãnh sự (Bộ ngoại giao) cũng cho biết các tàu cá hoạt động gần vị trí tàu Kim Phúc đã ngay lập tức liên hệ với lực lượng Hải quân, cảnh sát biển Việt Nam yêu cầu hỗ trợ tàu Kim Phúc BT 97986 TS. 

Tàu cảnh sát biển số 4034 và tàu hải quân 272 đã tiếp cận hiện trường, đồng thời yêu cầu phía Indonesia thả tàu cá BT 97986 TS, nhưng tàu hải quân Indonesia 644 khẳng định đây là vùng biển Indonesia và kiên quyết đưa tàu cá Kim Phúc BT 97986 TS vào vùng biển của họ.

Tính đến ngày 17-12-2017, sau hơn 7 tháng bị giam trên đảo Natuna, thuyền trưởng Nguyễn Văn Vỹ vẫn chưa được Viện công tố Ranai thông báo lịch xét xử.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online, trưởng phòng hình sự viện công tố Ranai Waher T.J Tarihoran, SH.MH cho biết ông chưa nhận được hồ sơ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Vỹ từ phía Hải quân Indonesia chuyển sang.

Viện công tố Indonesia gặp 4 thuyền trưởng Việt Nam tuyệt thực Viện công tố Indonesia gặp 4 thuyền trưởng Việt Nam tuyệt thực 4 thuyền trưởng ở Indonesia quyết tuyệt thực, phản đối tới cùng 4 thuyền trưởng ở Indonesia quyết tuyệt thực, phản đối tới cùng Bị Indonesia kết án, thuyền trưởng người Việt bật khóc kháng cáo Bị Indonesia kết án, thuyền trưởng người Việt bật khóc kháng cáo
LÊ NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên