08/11/2024 13:51 GMT+7

Thực trạng khai thác, chế biến titan ở Bình Thuận

Bình Thuận được xem là 'thủ phủ' titan của cả nước nhưng kết quả chưa được như kỳ vọng.

Thực trạng khai thác, chế biến titan ở Bình Thuận - Ảnh 1.

Một khu vực khai thác titan ở xã Hòa Thắng và Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG

UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quyết định số 1521 phê duyệt đề án "Trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan" mang tầm quốc gia tại địa phương từ tháng 5-2016,

Nội dung đề án xác định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn gắn liền với quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng duyệt theo quyết định số 1546.

Các sản phẩm chế biến theo mục tiêu quy hoạch chủ yếu là xỉ titan, bột zircon, rutin nhân tạo, pigment, titan xốp/titan kim loại/ferotitan với tổng quy mô công suất đến năm 2020 là 789,5 ngàn tấn/năm. Và đến năm 2030 là 832,5 ngàn tấn/năm.

Tuy nhiên đến nay các sản phẩm chế biến sâu mới có dự án chế biến xỉ titan (1 dự án 60.000 tấn/năm) và bột zircon (1 dự án 35.000 tấn/năm) đã triển khai đầu tư, xây dựng.

Thực trạng khai thác, chế biến titan ở Bình Thuận - Ảnh 2.

Thiết bị dùng để tuyển quặng tại mỏ titan - Ảnh: ĐỨC TRONG

Trong đó mới có dự án chế biến bột zircon siêu mịn đi vào hoạt động sản xuất và xuất bán sản phẩm ra thị trường. Các sản phẩm còn lại như: rutin nhân tạo, titan xốp/titan kim loại, ferotitan đến nay chưa triển khai, kể cả công tác chuẩn bị đầu tư.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, thực tế để chế biến quặng titan đến sản phẩm pigment, titan kim loại, titan xốp đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và rất khó tiếp cận công nghệ do các công ty nước ngoài nắm giữ, hạn chế chuyển giao.

Tỉnh Bình Thuận đã có quy hoạch khu công nghiệp chế biến tập trung khoáng sản titan Sông Bình với diện tích 300ha và cụm công nghiệp Thắng Hải 1, 2 với tổng diện tích 90ha dành để bố trí cho các nhà đầu tư chế biến sâu quặng titan.

Nhưng đến nay chỉ có Công ty cổ phần Khoáng sản Sông Bình triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột zircon siêu mịn.

Vì vậy mục tiêu đầu tư xây dựng một khu công nghiệp chế biến sâu quặng titan tại tỉnh Bình Thuận là không đạt, rất khó khăn trong giai đoạn tới.

Tỉnh Bình Thuận đã đề xuất Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương điều chỉnh quyết định số 1546.

Tháng 7-2023, Thủ tướng đã có quyết định số 866 về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Quyết định trên đưa ra ngoài quy hoạch với tổng diện tích 4.126ha để phát triển kinh tế - xã hội đối với các lĩnh vực khác.

Thực trạng khai thác, chế biến titan ở Bình Thuận - Ảnh 5.

Mỏ titan Nam Suối Nhum ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG

Theo tư liệu của Tuổi Trẻ, hiện tại tỉnh Bình Thuận có 3 khu vực khai thác quặng titan do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép.

Trong đó Công ty cổ phần sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh có một mỏ ở khu vực Thiện Ái với diện tích 356ha. Cũng tại khu vực Thiện Ái, Công ty TNHH thương mại Đức Cảnh có một mỏ với diện tích 64ha.

Mỏ titan còn lại ở khu vực Nam Suối Nhum, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH TM Tân Quang Cường, diện tích 515ha.

Ngoài 3 giấy phép đang hoạt động, tỉnh Bình Thuận còn 2 giấy phép chưa khai thác titan gồm: mỏ Vũng Môn ở huyện Bắc Bình với diện tích 239ha (chủ đầu tư xin trả lại mỏ) và mỏ Mũi Đá ở TP Phan Thiết giáp với huyện Hàm Thuận Bắc với diện tích 224ha (do chưa đủ điều kiện khai thác, trong đó chưa hoàn tất thủ tục đất đai).

Riêng mỏ Mũi Né, TP Phan Thiết với diện tích hơn 800ha đang dừng hoạt động do chưa đủ điều kiện khai thác, trong đó chưa hoàn tất thủ tục đất đai.

Thực trạng khai thác, chế biến titan ở Bình Thuận - Ảnh 6.Đất một xã ở Bình Thuận 'đứng hình' vì vướng quy hoạch titan

Toàn bộ diện tích đất của xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận như 'đứng hình' vì vướng quy hoạch titan.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên