Trong nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học đến từ Viện Sức khỏe Toàn cầu Geogre (Australia) đã tiến hành đánh giá 34.000 thực phẩm đóng gói, chia làm hai nhóm gồm thực phẩm chính như phô mai, sữa và bánh mì và thực phẩm phụ như kem, bánh trái.
Kết quả chỉ ra 87% các loại thực phẩm phụ có chứa đường phụ gia, trong khi 52% các thực phẩm chính cũng chứa loại đường này. Nguy hiểm hơn, thông tin hàm lượng đường ghi trên bao bì không hề giúp người tiêu dùng phân biệt được sự khác nhau giữa lượng đường tự nhiên có sẵn trong các sản phẩm và lượng đường phụ gia bổ sung trong quá trình sản xuất.
Điều này khiến người tiêu dùng đánh đồng đường tự nhiên và đường phụ gia, dẫn tới những hậu quả không tốt khi sử dụng. Các tác giả nghiên cứu cho rằng chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến chứng béo phì vẫn tiếp diễn trên toàn thế giới.
Theo các khuyến nghị xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày, đường là một phần cần có nhưng cần phân biệt "đường tốt" hay còn gọi là đường tự nhiên có trong hoa quả, rau củ và các sản phẩm sữa và đường phụ gia được cho thêm trong quá trình sản xuất, thứ mà chúng ta cần tránh.
Trên thực tế, rất nhiều thực phẩm chứa đường phụ gia nhưng các loại thực phẩm trải qua nhiều khâu chế biến và các loại được khuyến cáo không nên ăn nhiều như kem và bánh ngọt thì chứa rất nhiều đường phụ gia.
Qua đây, các tác giả kêu gọi các nhà sản xuất ghi rõ hàm lượng đường phụ gia trên bao bì. Hồi tháng 4, Nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Choice (Australia) cũng công bố nghiên cứu cho thấy nếu các nhà sản xuất ghi rõ mức đường phụ gia trên bao bì thì người tiêu dùng có thể tránh ăn khoảng 26 thìa đường mỗi ngày tương đương với 38,3kg đường/năm.
Hiện Mỹ cũng đã bắt đầu xây dựng luật yêu cầu các sản phẩm thực phẩm phải ghi rõ hàm lượng đường phụ gia và hàm lượng đường tổng hợp trên bao bì sản phẩm. Luật dự kiến có hiệu lực vào năm 2018.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận