04/11/2016 15:32 GMT+7

​Thực phẩm cho người bị gan nhiễm mỡ

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Để tránh bị gan nhiễm mỡ, chúng ta cần có chế độ ăn hợp lý; vận động thể lực đều  đặn; hạn chế tối đa rượu bia; kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).

Gan là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Gan có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa, bài tiết độc tố. Gan nhiễm mỡ là một trong những

nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan mạn tính với lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Bệnh này thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu… và 20% gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến xơ gan. 

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể đến với những người thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng. Đặc biệt, bệnh hầu như không có triệu chứng gì, chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Do vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ sau xét nghiệm máu thường quy (thấy men gan tăng) hoặc sau khi được siêu âm.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để chữa trị bệnh viêm gan nhiễm mỡ là sự thay đổi trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Cần đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của bạn có ích cho sức khỏe và ngăn chặn được những triệu chứng của bệnh. 

Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người đang bị gan nhiễm mỡ không cần thiết phải chứa ít chất béo hoặc ít calo. Điều quan trọng là phải ăn uống điều độ và chọn đúng những thực phẩm có khả năng hạn chế những tổn hại cho gan. Ngoài ra, cần chú ý cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động mỗi ngày, đặc biệt là protein.

Những thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng trước khi bắt đầu chế độ ăn uống mới. Chế độ ăn uống phụ thuộc nhiều vào tuổi tác, chiều cao, cân nặng hiện tại, mức độ hoạt động, giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ và sự hiện diện của các bệnh khác như: tiểu đường, cholesterol cao… 

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ trước tiên cần hạn chế mỡ động vật trong thức ăn hàng ngày. Điều này sẽ làm cho lượng mỡ trong máu giảm, lượng mỡ vận chuyển qua gan giảm, qua đó giảm gánh nặng cho gan. Thay vì mỡ động vật, người bệnh nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu olive.

Giảm ăn các loại thực phẩm giàu cholesterol: người bệnh nên kiêng ăn các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng… vì có chứa nhiều cholesterol. Hạn chế được các loại thức ăn này sẽ giúp người bệnh giảm được lượng mỡ thừa và phòng ngừa hoặc làm ổn định bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…

12 thực phẩm tốt cho gan nhiễm mỡ

1. Ngô: Ngô chứa nhiều các acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, công dụng điều trung kiện vị lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tì vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành.

2. Nấm hương: chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

3. Lá sen: Lá sen giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo. 

4. Rau cần: Rau cần chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.

5. Rau sống: Đối với những người đang bị gan nhiễm mỡ, ăn rau sống là cách để bổ sung thêm các vitamin cùng khoáng chất có lợi cho gan mà lại không chứa đường hay chất béo. Hãy chế biến nhiều món salad trộn khác nhau và cố gắng ăn thật nhiều rau trong các bữa ăn hàng ngày.

6. Hành tây: Hành tây có chứa một số chất dinh dưỡng đặc biệt có thể làm giảm mỡ máu cho cơ thể con người. Đồng thời, các chất dinh dưỡng cũng có thể giúp mọi người ngăn chặn sự hình thành của xơ vữa động mạch. Do đó, bệnh nhân có bệnh tim mạch cũng có thể tăng lượng hành tây trong bữa ăn.

7. Tỏi: Tỏi có thể làm giảm cholesterol có hại trong máu bên trong cơ thể con người. Allicin có trong tỏi có thể duy trì giảm cholesterol và chất béo cho người dùng. Nó có thể chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và làm giảm đường huyết và mỡ máu.

8. Dưa chuột: Dưa chuột đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu động dạ dày và giảm cholesterol. Đồng thời, chất axit tartronic trong dưa chuột có thể ngăn chặn sự hình thành của chất béo gây ra bởi đường.

9. Gừng: Gừng có chứa một loại hợp chất hữu cơ đặc biệt mà hiệu quả có thể giúp mọi người giảm huyết áp và mỡ máu và ngăn chặn sự hình thành huyết khối.

10. Đậu tương: Đậu tương có chứa hàm lượng lớn acid béo không bão hòa phong phú, vitamin E và lecithin. Đây là 3 loại chất dinh dưỡng có thể làm giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, saponin có trong đậu tương có hiệu quả có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: gan nhiễm mỡ