Phóng to |
- Đại hội VI năm 1986 khẳng định hệ mục tiêu “vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”. Đến Đại hội VII năm 1991 được phát triển thêm một bước là “vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Đại hội IX năm 2001, trong hệ mục tiêu xác định thêm một mục tiêu nữa là dân chủ khi khẳng định “vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội XI tới đây thì hệ mục tiêu đó không thay đổi, nhưng trật tự có thay đổi khi nhấn mạnh chữ “dân chủ” lên trên.
Nhấn mạnh vấn đề dân chủ theo tôi là một điểm mới, nó phản ánh Đảng ta ngày càng thấy rõ hơn sự cần thiết phải có dân chủ, thực hiện dân chủ thực chất, chống dân chủ hình thức, dân chủ quan liêu và càng phải bỏ tình trạng vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.
* Thưa ông, các văn kiện trình đại hội Đảng thể hiện biện pháp cụ thể nào để thực hiện mục tiêu dân chủ?
- Trước đây Đảng ta khẳng định “xã hội XHCN là xã hội do nhân dân lao động làm chủ” thì bây giờ văn kiện khẳng định “...do nhân dân làm chủ”, nghĩa là cộng đồng nhân dân bao gồm những người Việt Nam trong nước và cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là tư duy mới về dân chủ, khoáng đạt, cởi mở, quy tụ được sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
* Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy việc thực hiện dân chủ thì giữa nói và làm luôn có khoảng cách, điều quan trọng là làm thế nào để mỗi người dân cảm thấy dân chủ ở bên cạnh mình, đi vào cuộc sống của mình và làm cho cuộc sống đó tốt đẹp hơn...
- Nói dân chủ trước hết là dân chủ trong kinh tế, đây là điểm mấu chốt và quyết định. Nghĩa là Nhà nước phải lo cho người dân có công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống... Dân chủ trong chính trị là phải tiếp tục đổi mới thể chế, từ luật pháp, cơ chế, bộ máy làm sao để thực hiện bằng được nguyên lý của dân chủ là: người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm, còn công chức chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.
Tôi tin rằng việc Đại hội XI nhấn mạnh yếu tố dân chủ là cơ sở để tin tưởng vào sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng mấu chốt của vấn đề là phụ thuộc vào các điều kiện: trước hết là phải có hệ thống lý luận sáng tỏ về dân chủ và phát triển, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường.
Thứ hai là nó phải có hệ thống các thiết chế hợp lý, nghĩa là bộ máy thà ít mà tốt. Cho nên phải chú trọng cải cách, xem bộ máy có chỗ nào thừa, trùng lắp, nhất là những nơi trùng lắp chức năng giữa Đảng và Nhà nước thì phải sắp xếp lại.
Thứ ba là nó có hệ thống luật pháp tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn đất nước và hội nhập, đảm bảo tính nghiêm minh. Một nguyên lý ai cũng biết là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật phải được thực hiện, không có ai đứng ngoài vòng kiểm soát của luật pháp, sự lãnh đạo của Đảng cũng phải phù hợp với luật pháp.
* Thưa ông, nội dung dân chủ trực tiếp sẽ được đặt ra như thế nào tại Đại hội Đảng lần này và có được áp dụng phổ biến hay không, Đại hội Đảng XI có thể bầu trực tiếp tổng bí thư không?
- Việc đại hội bầu trực tiếp ban thường vụ và bí thư đã và đang diễn ra ở nhiều xã, nhiều huyện. Thực tế việc này có diễn ra lành mạnh hay không còn tùy thuộc vào trình độ phát triển dân chủ của cộng đồng, tập thể đó cũng như trách nhiệm của những người có cương vị. Khi đã được thí điểm, rút kinh nghiệm và điều kiện chín muồi rồi lẽ tất yếu sẽ trở thành phổ biến. Còn việc Đại hội Đảng toàn quốc có bầu trực tiếp tổng bí thư hay không thì thẩm quyền quyết định cao nhất thuộc về đại hội.
* Mong muốn của người dân là khi góp ý với Đảng phải được cơ quan có trách nhiệm của Đảng phản hồi, nghĩa là người dân cần biết ý kiến của mình có được tiếp thu không và nếu không được tiếp thu thì lý do tại sao. Việc lấy ý kiến nhân dân cho các văn kiện trình đại hội lần này có đáp ứng được mong muốn đó không, thưa ông?
- Mọi ý kiến đóng góp có thể hợp lý, có thể không hợp lý, nhưng Đảng tập hợp hết. Đảng có lực lượng, có bộ máy để tập hợp hết ý kiến của dân, những ý kiến đó sẽ được tổng hợp lại để những ý kiến đúng đắn, phù hợp thì tiếp thu, làm hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện. Còn những đóng góp chưa phù hợp thì sự trao đổi trở lại cũng là nhu cầu rất tự nhiên của dân chủ. Chúng ta có báo chí, có các tổ chức xã hội để trao đổi. Tôi được biết là đến thời điểm đó các tờ báo sẽ có các chuyên mục, các diễn đàn để người dân trực tiếp đóng góp ý kiến, trao đổi về những nội dung văn kiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận