13/07/2004 05:10 GMT+7

Thức ăn đường phố mất vệ sinh

YẾN TRINH
YẾN TRINH

TT - Đến 26,8% trường hợp thức ăn đường phố (TAĐP) được sử dụng để bán tiếp trong ngày hôm sau, đó là kết quả một khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đối với 280 điểm bán tại các quận nội thành.

JJDPIT0w.jpgPhóng to
Sử dụng thức ăn đường phố là thói quen của nhiều người dân
TT - Đến 26,8% trường hợp thức ăn đường phố (TAĐP) được sử dụng để bán tiếp trong ngày hôm sau, đó là kết quả một khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đối với 280 điểm bán tại các quận nội thành.

Kết quả này cũng cho biết có 28,9% khách hàng đã bị đau bụng, ói mửa, tiêu chảy sau khi ăn TAĐP (tỉ lệ nhập viện vì ngộ độc TAĐP là 3,5%).

Qua khảo sát có 43,5% người bán sử dụng tay (không dùng dụng cụ gắp thức ăn) để bốc thức ăn. Trong số đó có gần phân nửa người bán hàng có móng tay dài hoặc móng tay ngắn không sạch sẽ. Không người bán hàng nào đeo khẩu trang và tạp dề khi bán hàng như qui định. Ngoài ra, gần 30% điểm bán TAĐP đặt gần bãi rác, nhà vệ sinh, khu vực cống rãnh. 100% cơ sở bán không đủ nước sạch sử dụng…

Tuy nhiên, có đến 99,5% người được hỏi cho biết có sử dụng TAĐP và hơn phân nửa trong số họ sử dụng TAĐP hằng ngày.

TP.HCM: đề nghị thu phí nước thải sinh hoạtUBND TP.HCM vừa hoàn chỉnh phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt để trình HĐND TP.HCM xem xét thông qua tại kỳ họp thứ hai (diễn ra từ 14 đến 16-7-2004).Theo đó, UBND TP đề nghị mức thu phí là 250 đồng/m3 nước sử dụng đối với đối tượng hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt trong định mức 4m3/người/tháng, mức thu phí là 400 đồng/m3 đối với các đối tượng còn lại và nước sinh hoạt sử dụng vượt định mức. Với phương án này, tổng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được năm 2004 dự kiến là 98 tỉ đồng. Mức thu phí nêu trên được đề nghị áp dụng trong sáu tháng cuối năm 2004 và năm 2005, sau đó sẽ có thay đổi. Các đối tượng không phải nộp phí: các hộ gia đình ở huyện Cần Giờ và một phần huyện Nhà Bè thuộc đối tượng được hưởng chế độ bù giá nước; các hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch do UBND phường, xã xác định. Đ.TRANGBệnh viện Nhi Đồng 1:Ba ngày, 15 ca sốt xuất huyết sốc nặng nhập viện Ngày 12-7-2004, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết chỉ trong ba ngày cuối tuần (9, 10 và 11-7) bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 15 bệnh nhi (BN) bị sốt xuất huyết (SXH) rơi vào sốc nặng từ Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và TP.HCM chuyển tới. Theo bác sĩ Hùng, một ngày có đến năm BN sốc nặng là rất nhiều. Hiện số BN bị SXH đang điều trị tại khoa có đến 82 ca, trong đó hơn 50% (43 ca) bị sốc nặng.Riêng Bệnh viện Nhi Đồng 2, số BN SXH nằm điều trị tại khoa nhiễm ngày hôm qua (12-7) là 40 ca, chỉ có một ca sốc nặng. Theo các BS, tình hình diễn biến của SXH vẫn đang rất phức tạp và số ca nặng có xu hướng nhiều hơn. L.TH.H.Mới hoàn thành 13/32 dự án chống ngậpTheo Khu Quản lý giao thông đô thị TP.HCM (Sở GTCC), có 32 dự án với vốn đầu tư trên 40 tỉ đồng thuộc chương trình chống ngập năm 2004 đang được triển khai cho hàng chục khu vực thuộc 11 quận huyện: 4, 5, 6, 11, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình, Nhà Bè…Tuy nhiên, đến nay chỉ có 13 dự án hoàn thành. Các dự án còn lại phải điều chỉnh thiết kế do vướng công trình ngầm, vướng giải tỏa đền bù hoặc đang tổ chức đấu thầu. Trong số đó có dự án sửa chữa cống vòm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 (đoạn từ Nguyễn Du đến Lý Tự Trọng) thực hiện từ năm 2002 đến nay vẫn chưa xong. P.H.

YẾN TRINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên