21/05/2023 10:06 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo G7 thăm công viên hòa bình Hiroshima

Sáng 21-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số lãnh đạo G7 mở rộng đã đến thăm nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo G7 thăm công viên hòa bình Hiroshima - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Kishida và các lãnh đạo thế giới đến công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima - Ảnh: DƯƠNG GIANG

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima cùng lãnh đạo các nước là khách mời của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng có mặt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo G7 thăm công viên hòa bình Hiroshima

Hội nghị G7 mở rộng lần này mời 8 quốc gia gồm Việt Nam, Indonesia, Úc, Comoros, Quần đảo Cook, Ấn Độ, Hàn Quốc và Brazil.

Sau khi tham quan Bảo tàng tưởng niệm hòa bình trong khuôn viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Kishida cùng các lãnh đạo đã đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo G7 thăm công viên hòa bình Hiroshima - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Hội nghị G7 mở rộng năm 2023 đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử, sáng 21-5 - ẢNH CHỤP TỪ CLIP

Ngày 6-8-1945 đã đi vào lịch sử nhân loại và Nhật Bản, khi Hiroshima là nơi đầu tiên hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân.

Quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" được quân đội Mỹ thả xuống Hiroshima lúc 8h15 sáng. Mặc dù phát nổ trên không, quả bom đã giết chết ngay lập tức hàng chục ngàn người. Hơn 140.000 người thiệt mạng vì hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp sau vụ ném bom.

Thành phố Hiroshima gần như bị san phẳng. Tuy nhiên, tòa nhà thuộc Trung tâm xúc tiến công nghiệp Hiroshima vẫn đứng vững. 

Qua nhiều tranh cãi, chính quyền Nhật Bản đã quyết định giữ lại công trình khi tái thiết Hiroshima. Mái vòm trơ khung sắt của trung tâm hiện nằm trong công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima.

Công trình này còn được gọi là "Mái vòm bom nguyên tử". Nhiều người xem đây là biểu tượng nhắc nhở thế giới về hậu quả của vũ khí hạt nhân. Nó được cho là nằm rất gần với tâm chấn vụ nổ bom nguyên tử.

Năm 1996, "Mái vòm bom nguyên tử" được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Ngày nay, công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima là địa điểm không thể bỏ qua của những người muốn hiểu thêm về lịch sử thành phố cũng như Nhật Bản. 

Công trình cũng là nơi nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã ghé thăm. Các thông điệp không phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân đã được truyền đi từ đây.

Việc Nhật Bản chọn Hiroshima làm nơi tổ chức G7 cũng mang hàm ý này. 80% nạn nhân sống sót sau hai vụ ném bom nguyên tử năm 1945 đã ủng hộ ý tưởng. Đây cũng là lần đầu tiên thành phố đăng cai sự kiện quan trọng nhất trong năm của G7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo G7 thăm công viên hòa bình Hiroshima - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký sổ tưởng niệm các nạn nhân - Ảnh: G7 SUMMIT

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo G7 thăm công viên hòa bình Hiroshima - Ảnh 4.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và lãnh đạo các nước, tổ chức khách mời tham dự Hội nghị G7 mở rộng chụp ảnh chung sau khi đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử, sáng 21-5 - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng thăm tàu chở hydro hóa lỏng đầu tiên trên thế giới

Suiso Frontier - tàu chở hydro hóa lỏng đầu tiên của thế giới do Nhật Bản chế tạo - đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính trưa 21-5.

Suiso Frontier được chế tạo vào năm 2021 và có chuyển hải trình quốc tế đầu tiên 1 năm sau đó. Con tàu được thiết kế để chở khí hydro hóa lỏng - loại nhiên liệu sạch được các nước ưu tiên khử carbon nền kinh tế chú trọng.

Chuyến đi năm 2022 nhằm chứng minh tính khả thi về mặt công nghệ của các tàu biển vận chuyển khí hydro hóa lỏng. Suiso Frontier đã vượt qua hải trình hơn 9.000km để đưa khí hydro hóa lỏng được sản xuất tại Úc đến Nhật Bản.

Để vận chuyển, khí hydro sẽ được hóa lỏng ở nhiệt độ -253 độ C, giúp giảm thể tích đồng thời tăng khối lượng vận chuyển mỗi chuyến. Để bảo đảm độ ổn định và an toàn, tàu Suiso Frontier sử dụng nhiều công nghệ, trong đó có các vách kép cách nhiệt chân không và các kinh nghiệm của Kawasaki trong suốt 30 năm vận chuyển khí hỏa lỏng - Ảnh: NHẬT BẮC

Để vận chuyển, khí hydro sẽ được hóa lỏng ở nhiệt độ -253 độ C, giúp giảm thể tích đồng thời tăng khối lượng vận chuyển mỗi chuyến. Để bảo đảm độ ổn định và an toàn, tàu Suiso Frontier sử dụng nhiều công nghệ, trong đó có các vách kép cách nhiệt chân không và các kinh nghiệm của Kawasaki trong suốt 30 năm vận chuyển khí hỏa lỏng - Ảnh: NHẬT BẮC

Các tàu vận chuyển hydro hóa lỏng được xem là nhân tố thay đổi cuộc chơi, giúp phổ biến loại năng lượng này đến nhiều nước. Việc chế tạo tàu đòi hỏi các công nghệ "vận chuyển" an toàn, đảm bảo độ lạnh ổn định trong suốt hành trình.

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cùng Công ty công nghiệp nặng Kawasaki, nơi chế tạo tàu, đã giới đón và giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính về con tàu đặc biệt này.

Do tài nguyên của Nhật Bản không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, nước này cần phải nhập khẩu nhiều loại từ nước ngoài, trong đó có hydro hóa lỏng.

Nhật Bản đang đặt tham vọng không chỉ sử dụng hydro hóa lỏng trong nước mà trong tương lai có thể xuất khẩu. Mục tiêu là các dự án phát điện ở Đông Nam Á và để làm được điều này, các tàu chở hydro hóa lỏng là vô cùng quan trọng.

Nhật kỷ niệm 77 năm thảm họa bom hạt nhân ở HiroshimaNhật kỷ niệm 77 năm thảm họa bom hạt nhân ở Hiroshima

TTO - Ngày 6-8, trong tiếng ve kêu râm ran trong không khí mùa hè oi ả, tiếng chuông nguyện hòa bình vang lên ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản, đánh dấu kỷ niệm 77 năm ngày xảy ra vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên