16/12/2023 07:44 GMT+7

Thủ tướng nói với các tập đoàn công nghệ Nhật: Việt Nam đang là nơi khu trú an toàn trong 'cơn bão'

Hai lần nhắc lại ý của Thủ tướng Kishida Fumio rằng hợp tác Việt - Nhật là không có giới hạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam là nơi khu trú an toàn trong “cơn bão” của thế giới hiện nay.

Mở đầu ngày làm việc bận rộn (16-12) tại Tokyo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn sáng làm việc với 10 tập đoàn công nghệ vi mạch, chip bán dẫn hàng đầu của Nhật Bản. 

Lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm chủ trương của Việt Nam đối với ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip trong chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: L.K

Lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm chủ trương của Việt Nam đối với ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip trong chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: L.K

Đề cập đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới kể từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19 với những khó khăn, biến động, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã đứng vững với sự giúp đỡ, hợp tác của bạn bè quốc tế và nội lực của mình.

Đặc biệt là việc nhất quán chủ trương giữ vững độc lập chủ quyền và tự chủ về kinh tế, đến nay Việt Nam đang bảo đảm các cân đối vĩ mô, dự trữ ngoại hối trên 100 tỉ USD, xuất siêu hơn 25 tỉ USD.

Các tập đoàn công nghệ chip bán dẫn Nhật Bản nói gì?

Phát biểu tại cuộc gặp, lãnh đạo Tập toàn SBI Holdings cho biết hiện SBI đang tiến hành xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản và đang xem xét lựa chọn cứ điểm ở nước ngoài. 

"Việt Nam và Trung Đông được xem là những địa điểm đầy hứa hẹn", ông nói. SBI đang xúc tiến để hợp tác với FPT xây dựng hệ sinh thái tại Việt Nam, ngoài các hoạt động kinh doanh tài chính, SBI đã đầu tư vào sàn giao dịch điện tử Sendo, ứng dụng công nghệ đa tính năng Utop và công ty phát triển phần mềm SBI FPT.

Lãnh đạo SBI Holdings đặt vấn đề rằng hiện đã có các tập đoàn công nghệ chip bán dẫn của Hoa Kỳ, Đài Loan và một số quốc gia khác đang xem xét đặt nhà máy ở Việt Nam, vậy Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chip bán dẫn như thế nào trong tương lai?

Lãnh đạo Công ty DENSO thì nhấn mạnh "hiện nay việc củng cố chuỗi cung ứng trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất, chúng tôi nhận thấy rằng sự hợp tác giữa các quốc gia có cùng chí hướng là vô cùng quan trọng".

Một số doanh nghiệp Nhật Bản có cùng quan tâm là Việt Nam và Hoa Kỳ vừa trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó việc hợp tác sản xuất chip bán dẫn được coi là ưu tiên hàng đầu. Điều này cũng sẽ giúp Việt Nam tham gia mạnh mẽ và linh hoạt vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp quan trọng này. "Vậy đâu là những điểm mạnh và thách thức của Việt Nam, ví dụ như việc đào tạo nguồn nhân lực?", lãnh đạo DENSO đặt câu hỏi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn phát triển ngành công nghệ bán dẫn, sản xuất chip và sẽ là cứ điểm an toàn cho doanh nghiệp - Ảnh: L.K

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn phát triển ngành công nghệ bán dẫn, sản xuất chip và sẽ là cứ điểm an toàn cho doanh nghiệp - Ảnh: L.K

Việt Nam muốn đột phá với ngành công nghệ bán dẫn, sản xuất chip

Cảm ơn chia sẻ của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định mong muốn phát triển ngành công nghệ bán dẫn của Việt Nam và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản. "Chúng tôi muốn phát triển ngành sản xuất chip đột phá, tức là đi sau nhưng cần đi nhanh", ông nói.

Để thể hiện mong muốn này, Việt Nam đã và đang xây dựng thể chế thông thoáng, hạ tầng phát triển với tốc độ nhanh hơn và nguồn nhân lực chất lượng cao được chú trọng đào tạo. Đây là những công việc được tập trung cao độ bởi chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và Việt Nam luôn quan tâm tới nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài.

Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng chính sách, cơ chế ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử, chip bán dẫn, trong đó có ưu tiên về thuế, đất đai, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chính sách để phát triển nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực bán dẫn, như việc chuyển đổi 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin hiện nay để họ trở thành 1 triệu kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn.

Thủ tướng cũng cho biết hiện nay các doanh nghiệp Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) đã quan tâm và tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam, có tập đoàn của Mỹ khẳng định sẽ đầu tư để Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất công nghệ bán dẫn, chip. Ông mong muốn điều tương tự diễn ra với các doanh nghiệp Nhật Bản.

"Việt Nam là đất nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nên rất cần được chuyển giao công nghệ", Thủ tướng bày tỏ. Hai lần dẫn lại ý của Thủ tướng Kishida Fumio rằng "hợp tác Việt Nam - Nhật Bản là không có giới hạn", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư.  

Chủ tịch nước đề nghị Hiệp hội Chuyên gia Nhật - Việt nghiên cứu sản xuất chất bán dẫnChủ tịch nước đề nghị Hiệp hội Chuyên gia Nhật - Việt nghiên cứu sản xuất chất bán dẫn

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 30-11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp đoàn lãnh đạo Hiệp hội Chuyên gia Nhật - Việt, do giáo sư Mitsuo Ochi, hiệu trưởng Đại học Hiroshima, dẫn đầu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên