28/07/2022 08:04 GMT+7

Thời đại kỹ thuật số: khi giấc ngủ ngày càng ‘đắt giá’

T.D.V
T.D.V

Chưa bao giờ những từ ‘mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc’ được bàn luận rôm rả và rộng rãi, từ câu chuyện quanh cốc trà đá giữa các cô bác lớn tuổi, đến chuyện trà sữa của các bạn sinh viên hay chuyện cà phê của các nhân viên văn phòng.

Đôi mắt ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nhiều hơn ta tưởng

Thống kê cho thấy, nếu trước đây mất ngủ chỉ là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi, thì giờ đây, nỗi muộn phiền này đang tấn công mạnh vào nhóm trẻ Việt Nam.

Theo Wakefield Research ghi nhận khoảng 37% người trẻ Việt bị mất ngủ, 73% bị căng thẳng do rối loạn giấc ngủ. Số liệu cũng cho thấy, có tới 79% người tham gia không có thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày, trung bình mỗi nhân viên văn phòng phải dành 10 ngày một năm để ngủ bù.

Nguyên nhân mất giấc ngủ của nhiều người được chỉ ra có liên quan đến thói quen mắt sinh hoạt mỗi ngày. Cụ thể, theo khảo sát của GS. Michele Ferrara, 35,4% người có thời gian nhìn thiết bị điện tử tăng đều báo cáo rằng họ có chất lượng chất ngủ giảm, các triệu chứng mất ngủ trầm trọng hơn, ngủ ít, khó vào giấc, thời gian ngủ ngày càng muộn,...

Thời đại kỹ thuật số: khi giấc ngủ ngày càng ‘đắt giá’ - Ảnh 1.

Chất lượng giấc ngủ giảm sút đáng lo hơn ta tưởng

Theo Bộ Y Tế, việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc làm chúng ta cảm thấy dễ mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung,… giảm hiệu suất học tập và làm việc.

Ngoài ra, nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ, tim mạch và toàn thân. Đáng chú ý, thiếu ngủ thường xuyên có thể gây co giật mắt; khiến mắt không có tuần hoàn chất lỏng cần thiết, dẫn đến bọng mắt, sưng mắt và tầm nhìn không tập trung.

Vì đâu "thế hệ thiếu ngủ" ngày càng đông?

"Thế hệ thiếu ngủ" đang tạm chia làm 2 loại, gồm người thiếu ngủ chủ động và người thiếu ngủ bị động.

- Loại thứ nhất chủ động chọn ngủ ít để giải trí, học thêm, hoặc làm thêm. Thói quen này làm đôi mắt của họ bị quá tải, đồng thời phải hấp thụ lượng lớn ánh sáng xanh về đêm khiến giấc ngủ bị rối loạn sau đó.

Nghiên cứu của khoa Nhãn học, Đại học Houston (Mỹ) cho thấy những người đeo kính chống ánh sáng xanh khi sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ một số ngủ ngon hơn, ngủ nhanh hơn và còn tăng thời gian ngủ lên 24 phút mỗi đêm.

Thời đại kỹ thuật số: khi giấc ngủ ngày càng ‘đắt giá’ - Ảnh 2.

Tiếp xúc ánh sáng xanh ban đêm gây ra các vấn đề về mắt và giấc ngủ

- Loại thứ 2 rơi vào thế thiếu ngủ một cách bị động: Dù có chủ đích muốn đi ngủ sớm song họ vẫn trằn trọc, thao thức khó vào giấc, hoặc ngủ chập chờn và hay bị thức giấc nửa đêm.

Các nguyên nhân có thể kể đến như do lão hoá làm suy giảm hệ thống kiểm soát nhịp sinh học thức-ngủ; tâm lý lo lắng, căng thẳng từ áp lực thế hệ; thói quen sống ít vận động, tiêu thụ nhiều cà phê, thuốc lá, bia rượu và "nghiện" thiết bị điện tử,…

Lấy lại giấc ngủ ngon thông qua bảo vệ mắt

Hãy bắt đầu lấy lại giấc ngủ ngon bằng cách giảm tác động của ánh sáng xanh - tác nhân chính gây rối loạn giấc ngủ mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát.

Các khuyến nghị của Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ (Sleep Foundation) bao gồm: làm mờ hoặc làm giảm các nguồn phát ánh sáng xanh vào buổi tối (đèn LED, đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử); dùng kính chống ánh sáng xanh để giảm khả năng ức chế melatonin của nguồn sáng này; cài đặt chế độ ban đêm trên thiết bị điện tử giúp giảm phát xạ ánh sáng xanh.

Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng các sản phẩm để hỗ trợ giấc ngủ, bao gồm mặt nạ mắt để chặn nguồn sáng trong phòng ngủ; sản phẩm nhỏ mắt để làm dịu và thư giãn đôi mắt về đêm; vòng tay theo dõi để cung cấp các thông tin hữu ích giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Thời đại kỹ thuật số: khi giấc ngủ ngày càng ‘đắt giá’ - Ảnh 3.

Sử dụng sản phẩm nhỏ mắt để massage, thư giãn cho mắt

Nếu chúng ta không có thời gian cho một giấc ngủ liên tục 7-8 tiếng thì các phương pháp ngủ ít vẫn khỏe sẽ đặc biệt hữu ích.

Chẳng hạn như phương pháp Siesta kết hợp 5 giờ ngủ ban đêm và 1,5 giờ ban ngày, được thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill áp dụng. Hoặc phương pháp Dymaxion của kiến trúc sư Hoa Kỳ - Buckminster Fuller: ngủ 4 lần mỗi ngày, một lần 30 phút và cách 6 tiếng một lần. Những người thực hiện 2 phương pháp này đều thấy cơ thể khoẻ mạnh, tỉnh táo và đủ năng lượng để làm việc cả ngày.

Dù thời đại nào thì giấc ngủ luôn giữ vai trò quan trọng đối với chúng ta. Khi thấy những dấu hiệu suy giảm chất lượng giấc ngủ, hãy can thiệp ngay bằng cách thử những phương pháp kể trên. Có như vậy giấc ngủ mới được cải thiện và đem đến cho ta một cơ thể, một đôi mắt khỏe đẹp để "thấy" hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Rohto - Công ty thuốc nhỏ mắt 1 số Nhật Bản - Hành trình 25 năm chăm sóc đôi mắt Việt

Tiếp tục sứ mệnh bảo vệ đôi mắt "Thấy", trong hành trình năm 2022, "Thấy là hạnh phúc", Quỹ chăm sóc mắt cộng đồng của công ty Rohto - mang đến chương trình chăm sóc và mổ mắt miễn phí cho người dân tại 5 tỉnh thành VN.

Trong trạm dừng chân tại Hà Nội và Quảng Ngãi, chương trình đã tổ chức khám mắt cho gần 1700 bà con, trong đó có gần 200 trường hợp được tài trợ mổ mắt miễn phí.

Chung tay đóng góp vào quỹ để giúp Việt Nam có thêm nhiều đôi mắt "thấy" khỏe đẹp, qua 2 cách thức:

Cách 1: Chia sẻ video "Thấy là hạnh phúc" kèm hashtag #VRohtoVietnam #HànhTrìnhChămSócMắt2022 #ThấyLàHạnhPhúc

Cách 2: Đăng tải hình ảnh/video khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống của bạn trên trang Facebook cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag như cách 1.

Truy cập https://www.facebook.com/V.RohtoVietNam để biết thêm thông tin chi tiết.

Rohto - Mentholatum là công ty sản xuất thuốc nhỏ mắt số 1 Nhật Bản suốt 25 năm liền*

*Dựa trên số liệu SDI, SRI+ của INTAGE Inc. về số lượng và doanh số bán hàng từ 1/4/1996 đến 31/3/2021.

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên