Không phải là đã tuyệt đối vắng bóng những người “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”, và phương châm xử thế “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” đã không còn được khích lệ. Bằng chứng là xã hội từng được chứng kiến hành động của những “hiệp sĩ bắt cướp” trên đường phố, họ đã được biểu dương. Và còn thú vị hơn, họ nhận được cái nhìn trìu mến và trân trọng của bà con lối xóm, công luận xã hội tôn vinh họ. Xã hội đang khát khao, đang cần được chứng kiến nhiều hơn nữa những ứng xử “hiệp sĩ đường phố” như vậy. Vì khi con người thờ ơ trước nỗi đau của người khác thì chính họ cũng thờ ơ với bản thân mình! Trong cuộc sống, không ai có thể xây cho mình một ốc đảo, mà phải cùng sống với mọi người.
Cho nên, nếu có sự thờ ơ thì thật ra đó là điều không ai muốn, chính xác hơn, tuyệt đại bộ phận không muốn. Không muốn nhưng vẫn thờ ơ vì nhiều lý do. Xin chỉ nêu một lý do dễ thấy nhất: vì họ không tin rằng sự quan tâm và tham dự của họ có tác dụng, mà có khi lại phản tác dụng. Chẳng hạn, họ sẽ không được bảo vệ, được bênh vực nếu bị đánh trả. Thực chất là trong họ, niềm tin xã hội, niềm tin vào công lý đã nguội lạnh, hoặc nếu chưa như thế thì cũng không còn đủ sức trở thành động cơ thúc đẩy những hành vi tích cực. Thôi thì đành giữ lấy sự an lành cho riêng mình, tuy biết rằng để có được sự an lành cho chỉ riêng mình trong sự bất an của cộng đồng là một ảo tưởng mà dù “vô cảm” đến đâu rồi cũng phải tự cảm nhận được, chỉ không chóng thì chày thôi!
Từ một chuyện tưởng là nhỏ, song nếu phân tích kỹ sẽ thấy không nhỏ chút nào để nhận thức được rằng: “sự vô cảm” mà chúng ta đang nói chỉ có thể được khắc phục khi đặt nó vào trong bình diện của tâm trạng xã hội với những nỗi bất an thường trực mà xã hội đang gánh chịu. Từ đó, trong điều hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phải bằng mọi cách lấy xã hội làm mục tiêu của kinh tế.
Nói xã hội là mục tiêu của kinh tế cũng có nghĩa là đặt con người, hạnh phúc con người, chất lượng cuộc sống con người vào trung tâm của sự nghiệp phát triển, chứ không phải chỉ là tăng trưởng kinh tế, cho dù biết rằng nếu kinh tế không tăng trưởng thì mục tiêu xã hội sẽ không thực hiện được.
* Nữ sinh bị đánh và “mất tích” đã trở về Chiều 19-3, thầy Nguyễn Đình Tùng - hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS - THPT Nguyễn Văn Linh, TP Pleiku (Gia Lai) - cho biết: “Trường sẽ xem xét bồi thường các chi phí hợp lý trong quá trình điều trị tại bệnh viện cho em L.V.L.”.
Trước đó, chiều 13-3, thấy bạn cùng phòng trong ký túc xá bị đánh, L.V.L. (học sinh lớp 8) vào can ngăn và xảy ra xô xát với U.G.S. (lớp 7). Sau đó, L. đã trực tiếp đến nhận lỗi với S.. Tưởng mọi chuyện chỉ dừng ở đó, khoảng 11g30 ngày 14-3, S. cùng hai học sinh T.T.H. và L.B.H. tìm đến phòng của L. ở ký túc xá để đánh “hội đồng”. Chiều cùng ngày, L. về nhà có cảm giác buồn nôn và đau đầu nên gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 211 khám và nhập viện. Kết luận của Bệnh viện Quân y 211: L. bị tụ máu dưới da đầu và đa chấn thương phần mềm. Ngày 18-3, các bác sĩ Bệnh viện Quân y 211 mổ lấy máu tụ, đặt ống dẫn lưu cho L.. Hiện sức khỏe L. đã ổn định. * Theo cảnh sát 113 Công an TP Pleiku (Gia Lai), em N.T.T.L. - học sinh lớp 11 bị đánh trước cổng Trường THPT Phan Bội Châu, TP Pleiku chiều 18-3 rồi “mất tích” - đã về nhà. Cảnh sát 113 cho biết có một nhóm học sinh sau khi đánh L. đã chở học sinh này vào rừng thông rồi quay lại đánh tiếp N.T.T.H.. Đến tối cùng ngày, nhóm học sinh trên chở em L. về nhà. |
Ngày 19-3, Công an Hà Nội cho biết trưa 17-3, tại khu vực Trường cấp III dân lập Victoria Hoàng Diệu xảy ra một vụ tấn công làm học sinh Nguyễn Minh Tú (lớp 11D6 trường này) nhập viện.
Sự việc xảy ra khi Tú và nhóm bạn cùng trường ra khu vực cổng trường để lấy xe, bất ngờ có hai thanh niên tiến lại gần. Một thanh niên trong nhóm lớn tiếng hỏi “Thằng nào là thằng Đạt?” rồi bất ngờ rút dao giấu sẵn trong áo chém tới tấp. Nhóm học sinh hoảng sợ bỏ chạy, riêng Tú do vấp ngã nên bị thanh niên này chém vào tay trái.
Em Tú cho biết cách đây bốn tháng lớp của Tú có mâu thuẫn với nhóm học sinh lớp 10 cùng trường. Công an phường Ô Đông Mác cho biết đã nhận được thông tin và đang điều tra xác minh, thông tin ban đầu cho biết nghi can có thể là một học sinh cũ của trường.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Lại thêm video clip "nữ sinh đánh nhau" gây xôn xaoNữ sinh đánh bạn, quay phim chuyền tay nhauVụ nữ sinh bị đánh hội đồng tại Hà Nội: công an đã tìm ra clip gốcYêu cầu các sở GD - ĐT ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinhClip nữ sinh bị đánh “hội đồng”: Công an đã xác định 2 học sinh ngồi xemSự thờ ơ dung dưỡng cho cái xấuVụ clip nữ sinh bị đánh hội đồng: Đã xác định 10 cá nhân liên quanVụ clip "nữ sinh đánh nhau": chỉ vì mâu thuẫn nhỏ!Vụ nữ sinh trong đoạn phim bị đánh “hội đồng”: Cảnh cáo, hạ hạnh kiểmSự vô cảm đang tăng lên?Người lớn vô cảm, người trẻ bắt chước
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận