26/04/2012 05:45 GMT+7

"Thơ ca và nguồn cội" trong suy nghĩ của người trẻ

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG (ĐH Văn hóa Hà Nội)
NGUYỄN THỊ KIM NHUNG (ĐH Văn hóa Hà Nội)

AT - Lê Xuân Hiệp sinh năm 1990 (ảnh), là tác giả trẻ nhất đoạt giải thưởng (giải ba) trong cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần 2 do Hội thơ làng Chùa tổ chức, với các bài thơ: Bà ơi, Ký ức, Ngày mùa.

1ZTbVjvF.jpgPhóng to
Lê Xuân Hiệp

Lễ trao giải diễn ra vào ngày 17-3-2012 tại đình Làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Lê Xuân Hiệp hiện đang là sinh viên năm 3, khoa sáng tác và lý luận phê bình văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội.

* Cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” lần 2 do Hội thơ làng Chùa tổ chức là một cuộc thi có uy tín, giàu tính truyền thống với sự tham gia của nhiều nhà thơ tên tuổi. Là tác giả trẻ nhất đoạt giải, bạn có cảm nghĩ gì?

- Lê Xuân Hiệp: Thật sự tôi rất vui và xúc động. Tôi vui vì mình là tác giả trẻ nhất đoạt giải, và vui hơn nữa khi thơ mình đã tìm được sự đồng cảm. Xúc động vì tôi được chính những người nông dân làng mình ghi nhận. Với tôi, đó là một niềm vui thật sự lớn, một sự trả ơn cho những người nông dân, trong đó có gia đình tôi.

* Bạn sinh ra và lớn lên trên chính quê hương làng Chùa, điều đó có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác những bài thơ dự thi của bạn?

- Không chỉ riêng những bài thơ dự thi, trong quá trình sáng tác văn chương của tôi, quê hương làng Chùa luôn là nỗi ám ảnh. Tuổi thơ lấm láp nơi làng quê nghèo ven sông Đáy, với những kỷ niệm đã nuôi dưỡng cho tâm hồn tôi. Đặc biệt, tôi may mắn được thừa hưởng tình yêu thơ ca truyền thống của con người nơi đây, với câu nói lưu truyền “Nơi đông người thì cày cấy, chốn một mình thì làm thơ”.

* Với tư cách là người viết trẻ, bạn nghĩ gì về mối quan hệ giữa thơ ca và nguồn cội?

- Tôi rất tâm đắc câu thơ “Quê hương nếu ai không nhớ / Sẽ không lớn nổi thành người”. Tôi nghĩ không một người cầm bút nào có thể thành công nếu quên đi quê hương nguồn cội. Nguồn cội nuôi dưỡng và thanh lọc tâm hồn nhà thơ. Nếu người viết mà quên đi nguồn cội thì cũng giống như cây mất gốc vậy. Nguồn cội chính là điểm tựa, là người mẹ sản sinh ra thi ca.

* Trong thơ của bạn, người đọc bắt gặp những hình ảnh rất gần gũi, thân quen không có gì mới lạ. Vậy điều gì đã giúp bạn chinh phục ban giám khảo?

- Trong bài phát biểu tổng kết trao giải, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đại diện ban chung khảo nhận xét thơ tôi gây được sự chú ý bằng vẻ đẹp bình dị, gần gũi. Khi viết về những người nông dân, tôi muốn viết những gì thân thuộc, gần gũi nhất, bởi đó chính là vẻ đẹp toát lên từ con người họ. Không phô trương, kiểu cách, họ sống chân thực bằng những xúc cảm tự nhiên vốn có. Và vẻ đẹp đó đã gợi cảm hứng cho những bài thơ của tôi.

Ngày mùa

Ngày mùa tháng sáuVụ chiêm giáp hạtCái đói đẩy ngày mùa như gần hơn với khoảng cách ngày, thángĐã từng có lúcMẹ đi gặt hạt lúa non nửa xanh nửa vàng về cho đàn con trước vụBông lúa đập vội không bỏ sót một hạt cho lũ kiến đen kiến đỏ tha về tổBông lúa hình thoi, bông lúa hình vuông, hình tròn, hình cơm trắng dẻo dai thơm nức mùi gạo mới.Năm nào cũng thếGạo mới vụ chiêmNồi cơm đầy lũ con dại nu nống không còn khóc nấc cái đói thoang thoảng nửa chiềuBát cơm nguội trắng ngần với cà muối thâm thâm như áo bà, áo chị...Sau ít ngày nắngNhững thửa ruộng mấy chốc cũng vàng rực chân trờiNgày mùa vềLại thươngDáng mẹ ngoài đồng gặt, đập, sàng, sẩy...Dáng cha lại còng hơn cho đường cày mẩy đất để hạt thóc mùa sau thêm trĩu nặngDáng bà lưng còng bát cơm xới hai lần chưa đầy đã vội bỏ lại chạy đua với ông trời, với cơn dông gió hay những cơn mưa bất chợt trưa hạ.Lại thươngDáng chị dưới mưa cái nón rách không che nổi mái tóc chấm vai ôm lúa ngẩng mặt hứng giọt mưa như đợi chờ dòng hạnh phúc cho tuổi hai mươi màu da dạn nắngĐứa em thơ theo mẹ ra đồng cũng gặt, cũng cắt, cũng để lại tuổi thơ ngọt bùi với đồng, với ruộng, với cào cào, châu chấuNgày mùa bao trùm lên tất cả là nắng Nam, là gió Lào, là dông, là bão...Là mồ hôi, là đêm không ngủ của cha, của mẹ, của những nông dân hai sương một nắng.

kGSCxjvX.jpgPhóng toÁo Trắngsố 7 ra ngày 15/04/2012hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG (ĐH Văn hóa Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên