05/03/2008 06:06 GMT+7

Thiếu máu dinh dưỡng: điều gì sẽ xảy ra?

KIM SƠN
KIM SƠN

TT - Từ tháng ba đến tháng 6-2008, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM triển khai chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cho nữ sinh và giáo viên nữ dưới 50 tuổi tại 90 trường THPT công lập trên địa bàn TP.HCM. Các em sẽ được nhân viên y tế cho uống viên sắt tại chỗ.

Nếu các em không uống viên sắt của chương trình thì có thể uống các thuốc bổ máu khác như Ferrovit, Tot hema, Ferrup, Obimin, Natalvit (một viên/tuần hoặc một ống 10ml/tuần). Viên sắt có vị tanh, đi cầu phân đen, tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón - có thể khắc phục bằng cách: không uống lúc bụng đói, ăn rau và trái cây để tránh táo bón. Không uống viên sắt cùng với sữa, chế phẩm từ sữa hoặc thuốc có canxi vì sẽ cạnh tranh hấp thu.

Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện 115 (TP.HCM) kết hợp với bác sĩ Rene D.Esser đến từ Cộng hòa Pháp sẽ tổ chức khám, tư vấn miễn phí bệnh lý thoái hóa khớp háng cho người lớn. Việc tiếp nhận, khám, tư vấn miễn phí cho bệnh nhân sẽ thực hiện vào sáng 8-3-2008.

Theo TS BS Trần Thị Minh Hạnh - trưởng phòng dinh dưỡng cộng đồng - Trung tâm Dinh dưỡng, tại TP.HCM tỉ lệ thiếu máu ở học sinh THPT là 15% (khảo sát năm 2004).

Sắt là vi chất quan trọng tham gia quá trình tạo máu và một phần cấu trúc của bộ não, ở các em gái nhu cầu là 24mg/ngày. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng học tập của học sinh: giảm phát triển trí tuệ và vận động. Học kém tập trung, hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ, mau quên. Cơ bắp không đủ oxy nên các em sẽ mau mệt khi hoạt động thể lực.

Thiếu máu não dẫn đến chóng mặt, ù tai khi thay đổi tư thế hoặc làm việc nặng. Ở phụ nữ có thai, thiếu sắt làm tăng nguy cơ bị bệnh ở mẹ, nguy cơ đẻ non và nguy cơ cao trẻ bị tử vong sớm sau sinh...

Để dự phòng thiếu máu dinh dưỡng, cần đa dạng hóa bữa ăn, chọn thực phẩm giàu sắt (như thịt, cá, gan, huyết, trứng, đậu đỗ, rau xanh...); thực phẩm có bổ sung sắt và thực phẩm giúp hấp thụ tốt chất sắt (dùng thực phẩm lên men (dưa chua, dưa giá...) cùng với bữa ăn, hoặc các loại trái cây tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, sơri, thơm... ngay sau bữa ăn chính sẽ giúp hấp thụ tốt chất sắt từ bữa ăn. Cần lưu ý không nên uống nước trà đặc, cà phê, coca ngay sau bữa ăn vì sẽ làm giảm hấp thụ chất sắt (có thể uống cách 1-2 giờ sau bữa ăn, khi thức ăn đã tiêu hóa khỏi dạ dày). Nên uống sữa và sản phẩm từ sữa riêng biệt với bữa ăn chính...

KIM SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên