05/11/2012 16:29 GMT+7

Thích ứng với sếp mới

KHỔNG THU HÀ tổng hợp
KHỔNG THU HÀ tổng hợp

TTO - Việc tạo ấn tượng tốt với sếp mới sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế trong quá trình làm việc sau này. Tuy nhiên, trên thực tế lại có không ít người cảm thấy bối rối khi không biết cách chào đón sếp mới thế nào cho phải phép.

X7QxiYlI.jpgPhóng to
Ảnh: 123rf.com
TTO - Việc tạo ấn tượng tốt với sếp mới sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế trong quá trình làm việc sau này. Tuy nhiên, trên thực tế lại có không ít người cảm thấy bối rối khi không biết cách chào đón sếp mới thế nào cho phải phép.

Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn thích ứng nhanh với sếp mới của mình:

Tốt nhất bạn nên tìm cơ hội để chủ động cung cấp cho sếp một vài thông tin cá nhân, nhiệm vụ, công việc và những thành tích bạn đã đạt được trong thời gian qua.

Cạnh đó, đừng ngần ngại chia sẻ với sếp mới những điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong công việc, để sếp giúp bạn định hướng tốt trong công việc. Những lời khuyên hữu ích của sếp cũng sẽ giúp bạn khắc phục những điểm hạn chế để bạn có thể hoàn thiện mình hơn.

Tất nhiên sẽ có một số thay đổi nhất định trong công việc cũng như cung cách làm việc của bạn khi có sự hiện diện của sếp mới. Do vậy, khi trò chuyện với sếp mới, bạn có thể bắt đầu miêu tả về phương thức làm việc của bạn và sếp trước đây, và hỏi ý kiến sếp mới xem bạn vẫn giữ phương thức làm việc ấy hay cần thay đổi điều gì. Ví dụ bạn sẽ trao đổi công việc với sếp qua email hay gặp trực tiếp, thời gian hoàn thành tiến độ công việc sẽ ra sao, chế độ thưởng phạt, đãi ngộ sẽ như thế nào… và dựa vào đó mà điều chỉnh cách làm việc cho phù hợp.

Sự thay đổi môi trường làm việc có thể khiến sếp mới bỡ ngỡ, thậm chí bối rối và lúng túng. Với tư cách là một “ma cũ”, hãy nói với sếp mới rằng bạn rất vui lòng nếu được giúp đỡ cô/anh ấy bất cứ điều gì họ cần. Bạn sẽ để lại ấn tượng trong sếp là người chân thành, cởi mở, dễ gần.

Sự thay đổi trong bộ máy nhân sự cũng có nghĩa bạn sẽ gặp phải ít nhiều xáo trộn trong công việc. Khi đó, đừng nóng vội trong cách hành xử với công việc mà nên vừa làm vừa quan sát vừa lắng nghe và chịu khó học hỏi. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn và không khó để “ghi điểm” với sếp mới.

Bạn sẽ tự hạ thấp mình và dễ bị đánh giá là người thích nói xấu sau lưng người khác nếu bạn dùng "chiêu thức" chê bai, bôi nhọ sếp cũ để tâng bốc sếp mới. Làm vậy bạn chỉ khiến sếp mới có ấn tượng xấu, và anh/cô ấy sẽ phải luôn đề phòng bạn vì biết đâu cũng sẽ có lúc họ bị bạn đem ra bêu riếu.

Tôn trọng sếp, giúp đỡ sếp là điều bạn nên làm, thế nhưng cần phân biệt ranh giới của việc làm này với việc nịnh bợ sếp. Tốt nhất nên thể hiện tình cảm của bạn với sếp mới bằng hiệu quả công việc, cố gắng hoàn thành công việc xuất sắc, đúng hạn. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự đánh giá cao cũng như gây được những ấn tượng tốt từ phía sếp lẫn đồng nghiệp.

Không có gì dại dột bằng việc bạn tỏ ra mình luôn hơn người và muốn vượt qua cả sếp, càng tối kỵ hơn khi năng lực thực tế của bạn không thật sự nổi trội. Tốt nhất hãy để cho sếp mới kiểm chứng năng lực làm việc thật sự của bạn qua thời gian và bằng hiệu quả công việc.

Khi sếp muốn tham khảo ý kiến bạn về một lĩnh vực nào đó, nếu bạn thật sự hiểu rõ thì nên thành thật chia sẻ. Nếu bạn không dám chắc về điều đó, đừng ngần ngại chỉ cho sếp một “địa chỉ” khác đáng tin cậy hơn. Sếp không những sẽ không cảm thấy khó chịu về điều này mà còn coi bạn là một nhân viên thật thà và đáng tin cậy.

Ngay cả khi bạn là người giỏi giang và có trình độ làm việc vững vàng hơn những đồng nghiệp xung quanh, cũng không nhất thiết phải nói thẳng điều này với sếp mới. Hãy nhớ rằng khiêm tốn là một đức tính tốt trong cuộc sống mà ai cũng cần phải rèn luyện, học tập; trong công việc đức tính này lại càng quan trọng và cần được đề cao.

KHỔNG THU HÀ tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên