27/02/2021 09:18 GMT+7

Theo Lê Thiết Cương ‘về Bến lạ’ Đặng Đình Hưng

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Những bức tranh tối giản đầy chất thơ và tính biểu tượng của Lê Thiết Cương sẽ đưa người xem ‘về Bến lạ’ của Đặng Đình Hưng để một lần được gặp những alfa, mêga, một nắm hột khuya rắc vào bến lạ, cùi zìa ký ức, ngọn đèn quên chào đón.

Theo Lê Thiết Cương ‘về Bến lạ’ Đặng Đình Hưng - Ảnh 1.

Một tác phẩm lấy cảm hứng từ thơ Đặng Đình Hưng của Lê Thiết Cương sẽ được giới thiệu

Tiếp nối thành công của đêm ra mắt tuyển tập thơ-họa của Đặng Đình Hưng có tên Một bến lạ vào tháng 1 ở Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội và triển lãm tranh cùng tên của Đặng Đình Hưng kéo dài tới tháng 2 tại đây, từ ngày 12-3, cũng chính tại không gian này, họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ triển lãm 23 bức tranh (bột màu trên giấy dó bồi vải màn và sơn dầu trên toan) cùng 7 tác phẩm gốm được ông sáng tác trong nhiều năm gần đây, lấy cảm hứng từ thơ Đặng Đình Hưng.

Triển lãm có tên Về Bến lạ, do Viện Pháp tại Hà Nội phối hợp với họa sĩ tổ chức.

Theo Lê Thiết Cương ‘về Bến lạ’ Đặng Đình Hưng - Ảnh 2.

Lê Thiết Cương cho rằng nếu không phải là hội họa tối giản thì thật khó để vẽ được từ cảm hứng của thơ Đặng Đình Hưng

Có may mắn 6 năm gần gũi Đặng Đình Hưng sau khi rời quân ngũ vào năm 1984, Lê Thiết Cương đã có 6 năm thấm đẫm thơ Đặng Đình Hưng, thấm những câu chuyện nghệ thuật, triết học "thầy" kể mỗi ngày, thấm chất tối giản của nghệ thuật Đặng Đình Hưng, như mưa dầm ngày ngày thấm đất, như phù sa lắng bồi bền bỉ, để trở thành một Lê Thiết Cương tối giản của hôm nay.

Họa sĩ cho rằng thơ Đặng Đình Hưng chính là cái "buổi ban đầu", là "áo trắng khỏa vào chậu trắng" của con đường hội họa tối giản Lê Thiết Cương.

Nhưng Đặng Đình Hưng không chỉ nói với Lê Thiết Cương về thi ca của ông. Ông còn nói với chàng họa sĩ trẻ về âm nhạc, văn chương, triết học, mỗi ngày mỗi chuyện.

"Hình như ông muốn bảo tôi rằng nên làm cái nền tri thức trước khi xây ngôi nhà nghệ thuật. Ông là người đã phát hiện ra hạt tối giản trong tôi và vun đắp tôi đi theo con đường này", ông Cương bộc bạch.

Và cũng nhờ nghệ thuật tối giản mà Lê Thiết Cương mới có thể vẽ được những bức tranh từ thơ Đặng Đình Hưng (cũng là một thứ thơ tối giản và đầy tính biểu tượng), và mới có thể đối thoại được với thi ca của ông.

Cùng với triển lãm Về Bến lạ là cuốn sách cùng tên do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành. Triển lãm khai mạc lúc 18h ngày 12-3 tại L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) và kéo dài đến hết 4-4.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Theo Lê Thiết Cương ‘về Bến lạ’ Đặng Đình Hưng - Ảnh 3.

Chính Đặng Đình Hưng đã phát hiện ra mầm tối giản trong Lê Thiết Cương và dẫn họa sĩ trẻ vào con đường hội họa tối giản mà chính ông lúc đó đang thử nghiệm với tranh của mình

Theo Lê Thiết Cương ‘về Bến lạ’ Đặng Đình Hưng - Ảnh 4.

Tác phẩm Chăn trâu

Theo Lê Thiết Cương ‘về Bến lạ’ Đặng Đình Hưng - Ảnh 5.

Tác phẩm Phóng sinh

Theo Lê Thiết Cương ‘về Bến lạ’ Đặng Đình Hưng - Ảnh 6.

Tác phẩm Tình nhân

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn: Tôi không cần đàn bà, không cần đàn ông, chỉ cần cây đàn Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn: Tôi không cần đàn bà, không cần đàn ông, chỉ cần cây đàn

TTO - Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn vừa về nước để làm buổi ra mắt cuốn tuyển tập thơ - họa đầu tiên của bố ông có tên Đặng Đình Hưng - một bến lạ vào tối 20-1 ở Viện Pháp tại Hà Nội. Danh cầm dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trò chuyện cởi mở.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên