Phóng to |
Ảnh: H.Giang |
"Tôi cảm thấy ở nơi đâu người VN cũng rất tôn trọng người dân Nhật Bản và cảm kích trước ODA Nhật. Tôi rất hạnh phúc khi cảm nhận được điều đó " |
Năm 2011, không may Nhật Bản bị sóng thần và tôi đã vô cùng ngạc nhiên, xúc động khi thấy người dân VN thực hiện các chiến dịch ủng hộ người dân Nhật Bản. Ở thời điểm đó, tôi hiểu ra tính chất tự nhiên trong quan hệ song phương. Theo ý hiểu của cá nhân tôi, tính tự nhiên đó thể hiện ở sự tin tưởng lẫn nhau giữa người dân hai nước.
* Ông đã là đại sứ của Nhật Bản ở VN được hai năm, ông nhận thấy mình đã đạt được những mục tiêu đề ra cho nhiệm kỳ đại sứ này?
- Nhìn lại quãng đường hai năm qua, một trong những thành tích tôi đạt được là hai nước đang vạch ra kế hoạch chi tiết để làm sao VN đạt được mục tiêu công nghiệp hóa tới năm 2020. Dựa vào kinh nghiệm của Nhật Bản, việc lựa chọn ưu tiên có ý nghĩa rất quan trọng để có thể hiện thực hóa mục tiêu đó. Sau khi chọn ra các lĩnh vực công nghiệp hóa then chốt thì chính phủ có thể tập trung nguồn lực cho chúng, kể cả nguồn lực tài chính lẫn con người và những nguồn lực khác. Đó là cách chúng tôi áp dụng trong giai đoạn “thần kỳ kinh tế” của Nhật Bản. Chúng tôi đã cùng với Bộ Kế hoạch - đầu tư hoàn tất khâu lựa chọn ra các lĩnh vực như máy móc nông nghiệp, phát điện, đóng tàu, năng lượng và chế biến thực phẩm. Đây là những lĩnh vực quan trọng cho VN để đi tới mục tiêu công nghiệp hóa, và chúng ta hiện đang ở giai đoạn hai là thiết kế kế hoạch hành động cho mỗi lĩnh vực đó. Hi vọng chúng ta có thể kết thúc công việc này vào cuối tháng 3-2013.
* Ngoài ra, có lĩnh vực nào mà ông mong muốn tiếp tục cải thiện?
- Quan hệ Việt - Nhật gồm nhiều trụ cột khác nhau. Thứ nhất là quan hệ viện trợ phát triển. Nhật Bản hồi đầu tháng 12-2012 đã cam kết 2,6 tỉ USD vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho VN. Thứ hai, về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào VN cũng tăng mạnh mẽ và hiện đang chiếm đa số tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào VN. Các doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải tìm cách đầu tư ra nước ngoài vì nếu tiếp tục ở trong nước, họ sẽ mất thế cạnh tranh trên quốc tế do đồng yen tăng cao. VN đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi. Tất nhiên vẫn còn một số vấn đề như thiếu điện năng, lao động có tay nghề nhưng từ góc độ của các doanh nghiệp Nhật Bản, VN vẫn là điểm đến được ưa thích so với một số nước khác vì có sự ổn định chính trị và quan hệ thân thiện giữa hai nước Việt - Nhật.
Nhật dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài vào VN Theo thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch - đầu tư, trong năm 2012 có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại VN, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,13 tỉ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào VN trong 12 tháng qua. Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỉ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỉ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận