Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 1.
Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 2.

Nhân dịp này, GS TRẦN THANH VÂN đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện về câu chuyện truyền lửa nghiên cứu khoa học.

* Lần đầu tiên trong các chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" được tổ chức tại ICISE, chúng tôi thấy có điểm mới, đó là nghi lễ thắp đuốc khoa học. Vì sao có nghi lễ này và ý nghĩa như thế nào, thưa GS?

- Từ 4 năm trước, chúng tôi cùng các bạn Pháp đã chuẩn bị cho "Năm quốc tế khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững 2022".

Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 3.

Đề án này đã nhận được sự ủng hộ của 30 nhà khoa học đoạt giải Nobel. Tháng 12-2020, chúng tôi trình cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và tháng 1-2022 thì được đồng ý.

Ngày 8-7-2022, lễ khai mạc "Năm quốc tế khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững 2022" được tổ chức tại trụ sở UNESCO tại Paris (Pháp).

Liên Hiệp Quốc và UNESCO đã chọn hội nghị khoa học quốc tế "Điện tử lượng tử Topo tương tác trực diện" tổ chức tại ICISE của Việt Nam từ ngày 10 đến 16-7-2022 là sự kiện khoa học đầu tiên trên thế giới hưởng ứng "Năm quốc tế khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững 2022".

Ngay hôm sau (9-7), chúng tôi từ Pháp bay về Việt Nam và sáng 11-7 tổ chức nghi lễ thắp đuốc khoa học này để đánh dấu sự kiện khoa học đầu tiên của thế giới, thắp sáng tinh thần thượng tôn khoa học chào mừng "Năm quốc tế khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững" tại Trung tâm ICISE.

Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 4.

* Tại ICISE có một "tác phẩm" rất đặc biệt, đó là Vườn cây Nobel. Xin GS cho biết ý tưởng và mục đích của vườn cây này là gì?

Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 5.

- Đối với một trung tâm khoa học, cảnh quan đặc biệt quan trọng, và Vườn cây Nobel là một phần trong cảnh quan chung của ICISE.

Chúng tôi dành một phần diện tích để lập nên Vườn cây Nobel này với mong muốn các nhà khoa học đoạt giải Nobel, các nhà khoa học nổi tiếng từng được trao giải thưởng danh giá hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu của họ khi đến với ICISE của Việt Nam thì trồng một cây xanh lưu niệm ở đây.

Có GS đoạt giải Nobel hỏi tôi tại sao cái cây ông ta trồng có vẻ ít phát triển hơn cây bên cạnh, tôi nói vui là có lẽ do vị GS kia nhiều lần đến với trung tâm khoa học này và tưới cây nên nó mới phát triển nhanh hơn (cười).

Cho đến nay thì vườn cây này đã có cây trồng của 16 GS đoạt giải Nobel và giải thưởng Fields (toán học)... Vườn cây phát triển tốt và luôn xanh tươi.

Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 6.

* GS vừa nói với một trung tâm khoa học thì cảnh quan đặc biệt quan trọng...

- Không ít người hỏi tôi sao không làm trung tâm ở Hà Nội, TP.HCM hay đô thị nào đó mà lại chọn nơi "khỉ ho cò gáy" này ở Quy Nhơn.

Tôi chỉ trả lời rằng trung tâm khoa học là nơi yên tĩnh dành cho các nhà khoa học đến, tập trung trao đổi học thuật, suy ngẫm, thư giãn để có thể bật ra ý tưởng nghiên cứu mới, không để họ bị tác động bởi các mối quan hệ hay cuộc sống xã hội như những nơi trung tâm phố thị.

Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 7.

Bạn biết không, có rất nhiều ý tưởng độc đáo xuất hiện khi các nhà khoa học nói chuyện với nhau trên con đường tản bộ từ phòng trao đổi lý thuyết ra sân chơi thể thao hay ra bãi tắm biển.

Nếu xung quanh con đường ấy không có cảnh quan tốt thì làm sao tạo được cho các nhà khoa học bật ra ý tưởng khoa học mới được.

Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 8.
Thắp ngọn lửa đam mê khoa học - Ảnh 9.
DUY THANH - LÂM THIÊN
VÕ TÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên