Bệnh viện Đa khoa Vân Đình là một trong sáu bệnh viện tuyến huyện được cấp máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA240. Trong vòng hai năm qua, chiếc máy này phải sửa tới 35 lần - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Thiết bị y tế vỏ Đức, ruột Trung QuốcBộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ việcKhởi tố 2 vụ án buôn lậu thiết bị y tế
Ông Tuấn khẳng định, nhà nhập khẩu có đủ thủ tục hồ sơ về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận khâu hậu kiểm hiện còn lỏng do nhân lực mỏng.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Ảnh: Thúy Anh |
Ông Tuấn nói:
- Theo quy định hiện hành thì khi doanh nghiệp có đủ hồ sơ giấy tờ, trong vòng 15 ngày phải cấp phép nhập khẩu cho họ, doanh nghiệp có trách nhiệm cam kết cung cấp chính xác trang thiết bị theo hồ sơ về số lượng, chất lượng, nguồn gốc… Về hậu kiểm trang thiết bị thì đơn vị tiếp nhận trang thiết bị cũng có trách nhiệm, bên cạnh đó là thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, trong đó có Vụ trang thiết bị và công trình y tế.
* Thưa ông, theo hồ sơ của chúng tôi thì Hãng Greiner không sản xuất model 240, nghi ngờ model này sản xuất tại Trung Quốc chứ không phải Đức như các hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu đã được gửi Bộ Y tế. Như vậy việc Bộ Y tế không phát hiện ra hồ sơ này là giả mạo và cấp phép nhập khẩu có là sai sót?
- Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu có đủ cataloge, chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ. Trong vấn đề hội nhập, mình phải làm theo các quy định của pháp luật. Đến bây giờ thì ai nói cũng đúng, nhưng thời điểm cấp phép nhập khẩu thì căn cứ trên hồ sơ và các chứng chỉ, họ có đầy đủ thì phải cấp. Còn việc có giả mạo giấy phép nhập khẩu, không sản xuất model 240 mà in vào cataloge, cung cấp hồ sơ giả như các anh chị nói thì đó là gian lận thương mại. Hôm nay PC 46 đã đến làm việc với chúng tôi về việc này. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xác minh, anh nào sai anh ấy chịu, còn chúng tôi khi phê duyệt cấp phép thì đã làm theo quy trình (ông Tuấn dẫn ra một loạt quy định), đừng nói đó là cố tình.
* Thời gian qua có rất nhiều nghi vấn có “lợi ích nhóm” trong vấn đề nhập khẩu và sử dụng trang thiết bị y tế. Theo ông, nên chú ý khâu nào, quá trình nào trong cấp phép nhập khẩu để tránh những câu chuyện như Greiner GA240 và mới đây chúng tôi được biết máy TYB 20s được cấp trong dự án cúm gia cầm cũng đang gặp nhiều trục trặc về chất lượng?
- Việc đó đòi hỏi phối hợp các cơ quan có liên quan chứ không chỉ một mình Bộ Y tế làm nổi. Mà một trong những vấn đề là phối hợp với hải quan cửa khẩu. Indonesia, Thái Lan tại cửa khẩu có cán bộ y tế, có vấn đề liên quan đến chất lượng thực phẩm xuất nhập khẩu là giải quyết ngay. Nhưng VN thì chưa làm được chuyện này mà doanh nghiệp thì mọc lên như nấm, nếu tính từ 2011 đến 2013 thì số lượng đơn hàng trang thiết bị được cấp phép đã tăng khoảng 10%, mà tiền kiểm là kiểm tra trên hồ sơ giấy tờ thì theo quy định rồi, còn hậu kiểm cũng thú thật là cũng chưa giám sát được đầy đủ vì nhân lực còn mỏng.
Chúng tôi cũng nhận thức vấn đề này không chỉ ở Hà Nội, mà có thể có ở các địa phương. Vừa qua Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương, đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát việc liên doanh liên kết, mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế. Trong trường hợp cụ thể này, bây giờ thì cơ quan công an đang xem xét nghi vấn làm giả giấy tờ hồ sơ, gian lận thương mại, không ai có thể đoán trước được mọi chuyện, nhưng khi cơ quan công an làm rõ, xác minh rõ thì các công ty nhập khẩu, chịu trách nhiệm thông quan… phải chịu trách nhiệm.
* Như vậy trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Từ 2011 đến nay chúng tôi đã xây dựng dự thảo nghị định về quản lý trang thiết bị y tế để trình Chính phủ. Trang thiết bị y tế liên quan đến sức khỏe con người, trong mua sắm, nhập khẩu, sử dụng phải chỉ được tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm. Trong dự thảo nghị định, chúng tôi có đề xuất chuyển hình thức cấp phép đơn hàng hiện hành sang hình thức đăng ký sản phẩm, khi có sai phạm như trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước có thể buộc nhà nhập khẩu có biện pháp khắc phục, dừng lưu hành sản phẩm hoặc dừng hoạt động của hãng sản xuất sản phẩm tại VN.
Việc chuyển hình thức sang đăng ký sản phẩm cũng là tăng cường sự cam kết của người chịu trách nhiệm với sản phẩm về bảo hành, bảo trì, truy xét được trách nhiệm khi có sự cố. Ở vụ việc này, việc mua sắm và triển khai theo phân cấp của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Y tế có hướng dẫn, giám sát và một phần liên quan là cấp phép nhập khẩu. Như tôi đã nói thì PC 46 đã vào cuộc, việc giấy phép nhập khẩu có trước hay sau khi hàng nhập khẩu về VN, xử lý như thế nào sau khi được làm rõ là trách nhiệm của cơ quan quản lý trên địa bàn.
Tờ khai hải quan cũng có dấu hiệu bị làm giả Tiến hành điều tra vụ thiết bị y tế “dỏm” được nhập khẩu vào Việt Nam và đưa đến sử dụng tại một số bệnh viện cấp huyện tại Hà Nội, cơ quan điều tra đã tiến hành làm việc với Hải quan và Bộ Y tế để thu thập tài liệu, xác minh hành vi làm giả giấy tờ của công ty TNHH Bình Mai. Ngày 31-7, Bộ Y tế đã cung cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế của công ty TNHH Bình Mai cho cơ quan điều tra để xác minh việc tờ giấy phép số 5087 có bị làm giả hay không. Bước đầu, cơ quan điều tra cũng xác định có những dấu hiệu cho thấy có việc làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, không dừng lại đó, Công ty TNHH Bình Mai còn có nhiều dấu hiệu khác cho thấy làm giả nhiều hồ sơ, tài liệu cho việc nhập khẩu lô máy Greiner GA240 về Việt Nam, thậm chí làm giả luôn quả tờ khai hải quan đã thông quan. Cụ thể, tại tờ khai hải quan số 3613 của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, lô hàng thiết bị phòng thí nghiệm máy sinh hoá Photometric Analyser GA240 và phụ kiện kèm theo ghi rõ cảng, địa điểm xếp hàng từ Hồng Kông (Trung Quốc) và cảng địa điểm dỡ hàng là Mỹ Đình. Tờ vận đơn kèm theo cũng ghi rõ điểm xuất phát của lô hàng từ Hồng Kông. Thế nhưng trong tờ khai hải quan số 3613 được công ty TNHH Bình Mai cung cấp cho cơ quan chức năng thì mục cảng, địa điểm xếp hàng đã được sửa thành “Frankfurt” (Đức), trong khi tất cả số hiệu phương tiện vận tải, vận đơn , hoá đơn thương mại... đều chung 1 số. Ngoài ra, các chỉ số về giá thành sản phẩm nhập khẩu tại tờ khai hải quan do công ty TNHH Bình Mai cung cấp đều đã bị xoá bỏ. |
Bộ Y tế đề nghị cơ quan công an làm rõ vụ việc Trao đổi với báo chí ngày 31-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người đã ký giấy phép nhập khẩu lô hàng này khi còn ở vị trí thứ trưởng Bộ Y tế cho biết “việc thẩm định cấp phép hoàn toàn trên hồ sơ giấy tờ”. “Qua thông tin trên báo chí được biết có nghi vấn làm giả giấy phép nhập khẩu có chữ ký của tôi để nhập khẩu lô hàng này, Bộ Y tế sẽ giao Vụ Trang thiết bị và công trình y tế có văn bản gửi cơ quan công an đề nghị làm rõ”- bà Tiến cho biết. Cũng theo bà Tiến, theo những hồ sơ vụ việc mà báo chí cung cấp những ngày qua cho thấy nhà nhập khẩu có gian lận. Đồng thời cho biết sẽ đề nghị hải quan để những lô hàng tương tự đi vào làn đỏ (trước đây đi vào làn xanh dễ dàng xảy ra gian lận hơn). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận