Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Trong khi đó, thảo luận về dự thảo Luật cán bộ, công chức vào chiều cùng ngày, các ĐB đã đề cập nhiều đến vấn đề lương bổng, chính sách thu hút người tài và việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức.
Quá tải!
Sẽ tăng lượng y, bác sĩ Ngành y tế hiện đang thiếu cán bộ cả về số lượng lẫn chất lượng, cả ở tuyến trên lẫn tuyến dưới. Nhưng đó không phải là bài toán giải được ngay trong một sớm một chiều. Chúng tôi nghĩ ưu tiên cấp thiết hiện nay là tăng cường nguồn nhân lực. Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ đề án tăng cường khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế cả về số lượng, chất lượng, chính sách cho cán bộ. Thời gian tới Chính phủ sẽ tăng ngân sách đầu tư cho ngành y tế lên khoảng 10%, rồi sẽ có những dự án riêng về nguồn nhân lực... nên chúng tôi hi vọng sẽ cải thiện được nhiều. Chẳng hạn, vừa rồi Chính phủ đã có quyết định đào tạo cử tuyển (ngành y) thì trong 7-8 năm nữa chúng ta sẽ có thêm khoảng mười mấy nghìn cán bộ y tế. |
Về viện phí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (ĐB Hà Tĩnh) cho rằng phải có chính sách phù hợp trên tinh thần tính đủ, tính đúng mới có thể duy trì được hoạt động của các cơ sở dịch vụ công. "Chúng ta đã có quĩ cho người nghèo, cận nghèo, cho vùng sâu vùng xa và kể cả đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng thực tế hiện nay cũng phải tính đến cơ chế thị trường. Sẽ có hình ảnh không được công bằng giữa khám dịch vụ theo yêu cầu và khám theo bảo hiểm, nhưng nếu chúng ta không cấp dịch vụ thì người giàu lại ra nước ngoài chữa bệnh" - bà Tiến nói.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) lại đặt vấn đề: "Xã hội hóa không đồng nghĩa với việc tư nhân hóa các cơ sở y tế hay tăng viện phí để có sự đóng góp của người bệnh, mà xã hội hóa chính là sự huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe nhân dân".
Để thủ trưởng trả lương cho cán bộ
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật cán bộ, công chức (tên gọi sửa đổi của dự thảo Luật công vụ), ĐB Phạm Thị Thanh Hương (Bình Định) cho rằng hiện nay tiền lương của cán bộ, công chức chưa tương xứng với sức lao động, còn mang tính cào bằng, chưa tương ứng với hiệu quả công việc, "nên đây là một nguyên nhân quan trọng làm một bộ phận cán bộ, công chức chưa phát huy hết khả năng làm việc, nhũng nhiễu khi thực thi công vụ”. Bà đề nghị "cho phép thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được chủ động sử dụng một phần nguồn kinh phí, tiền lương đã giao để trả lương cho cán bộ, công chức gắn với hiệu quả công việc".
Đề cập một khía cạnh khác trong việc thu hút người tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước, ĐB Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội) băn khoăn với thực trạng nhiều cán bộ, công chức có năng lực, trình độ xin thôi việc để ra làm ngoài, nhất là trong ngành công nghệ thông tin, ngân hàng, đồng thời sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cũng không muốn vào làm việc trong cơ quan nhà nước.
Bà Thanh dẫn chứng: Hà Nội có chủ trương ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp thủ khoa ở các trường đại học nhưng thực tế có những năm chỉ khoảng 10-20% số sinh viên này xin về làm. Bà kiến nghị: cần qui định rõ cơ chế khuyến khích, thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước cho rõ ràng và thuyết phục hơn.
Hôm nay sẽ quyết việc mở rộng Hà Nội Theo kế hoạch, hôm nay (22-5), Quốc hội tiến hành thông qua các nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và một số tỉnh. Dự kiến trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu tiếp thu ý kiến đóng góp của các ĐB và trình bày quan điểm của Chính phủ đối với việc mở rộng thủ đô. Trước đó, tại phiên thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường, nhiều ĐB đã bày tỏ sự thống nhất với chủ trương mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, song lại không đồng tình với phương án mở rộng mà Chính phủ trình Quốc hội do tờ trình còn thiếu thông tin, chưa đưa ra được những chứng cứ khoa học để đảm bảo cho tính khả thi của đề án. Do đó, sau khi kết thúc phiên thảo luận tại hội trường hôm 19-5, Quốc hội đã quyết định gửi phiếu lấy ý kiến thăm dò các ĐB với ba nội dung: đồng ý hay không đồng ý với chủ trương mở rộng Hà Nội, đồng ý hay không đồng ý với phương án mở rộng do Chính phủ trình, đồng ý hay không đồng ý thông qua tại kỳ họp này. Trên cơ sở ý kiến thăm dò sẽ quyết định các bước tiếp theo. Cũng trong ngày hôm nay, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật cán bộ, công chức và thông qua nghị quyết về việc thí điểm cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở có thời hạn tại VN. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận