Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM tìm hiểu về du học Nhật Bản - Ảnh: TỰ TRUNG
Các công ty này đều có trụ sở ở Hà Nội, gồm Công ty cổ phần Vina Sao Việt (Long Biên, Hà Nội), Công ty cổ phần đầu tư hợp tác quốc tế Nhật - Việt Himawari (Thường Tín, Hà Nội), Công ty trách nhiệm hữu hạn hợp tác quốc tế Hikari VN (Nam Từ Liêm, Hà Nội), Trung tâm tư vấn du học Minh Anh - Công ty cổ phần phát triển giáo dục và nhân lực Minh Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) và Trung tâm tư vấn du học thuộc Công ty cổ phần phát triển giáo dục Hikari VN (Cầu Giấy, Hà Nội)
Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty du học đã có những hành vi không minh bạch trong việc cung cấp thông tin ứng viên như trình độ tiếng Nhật, năng lực chuyên môn hay khả năng tài chính. Một số công ty còn có dấu hiệu đưa lao động sang Nhật trái phép núp bóng du học.
Trước đó, đầu tháng 11-2018, Đại sứ quán Nhật Bản đã ra thông báo về một số công ty du học làm giả giấy tờ và có hành vi lừa gạt tại một số trường THPT ở TP Hà Nội.
Ngày 12-11, Sở GD-ĐT Hà Nội đã gửi văn bản cảnh báo đến các trường THPT trên địa bàn về những thông tin du học Nhật Bản sai lệch, đồng thời yêu cầu các trường cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi giao lưu, liên kết với các công ty du học và phải có công văn báo cáo Sở GD-ĐT mọi hoạt động liên kết ngoài nhà trường.
Theo số liệu thống kê cấp visa của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, năm 2017 có khoảng 25.000 du học sinh Việt Nam được cấp visa sang Nhật, đứng thứ 2 trong số các quốc gia trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Do đó, Đại sứ quán Nhật Bản khuyến cáo sinh viên và phụ huynh cần theo dõi thông tin du học tại những địa chỉ uy tín như website Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán hay của Tổ chức Hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận