Phóng to |
Loài hổ Tasmania bị tuyệt chủng vào năm 1936 - Ảnh: wikipedia |
Hãng tin AFP cho biết các nhà nghiên cứu ĐH Melbourne (Úc) và ĐH Texas (Mỹ) đã chiết xuất DNA từ mẫu vật 100 năm tuổi của loài hổ Tasmania được lưu giữ tại Viện bảo tàng Victoria ở Melbourne. Sau đó, họ cấy DNA này vào trứng của loài chuột. Các nhà khoa học cho biết DNA này đã hoạt động trong hệ sụn, sau này sẽ phát triển thành xương, của chuột.
"Đây là lần đầu tiên DNA của một loài tuyệt chủng được sử dụng trong một cơ thể sinh vật đang sống khác" - AFP dẫn lời chuyên gia Andrew Pask của ĐH Melbourne cho biết. Giới khoa học quốc tế nhận định bước đột phá này mở ra khả năng tái sinh các loài sinh vật đã tuyệt chủng từ lâu, tương tự như việc loài khủng long được tái sinh trong bộ phim Công viên kỷ Jura.
Nhà khoa học Richard Behringer của ĐH Texas cho rằng nghiên cứu có khả năng giúp phát triển nhiều loại dược liệu sinh học, và giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về các loài thú đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, chuyên gia Pask cho rằng khoa học hiện tại chưa thể ngay lập tức hồi sinh các loài thú đã tuyệt chủng bởi phần lớn các loài thú có tới 30.000 gen.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận