19/11/2013 00:01 GMT+7

Tái chế phế liệu, nguồn tài nguyên chưa được "đánh thức"

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin dịch vụ - Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đây là một nguồn tài nguyên chưa được khai thác hiệu quả tại Việt Nam.

Thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường cho thấy, trung bình mỗi năm Hà Nội và TP.HCM thải ra hàng ngàn tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Trong đó có đến 50% - 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới nhưng chỉ khoảng 10% trong số này được tái chế và tái sử dụng.

Chỉ tính riêng chất thải nhựa, trung bình mỗi năm có khoảng 50.000 tấn chất thải từ nhựa bị chôn lấp cùng các loại chất thải khác. Nếu tái chế và tái sử dụng được số nhựa này thì trước hết, với chi phí chôn lấp một tấn rác hiện nay khoảng 300.000 đồng/tấn, việc không phải chôn lấp 50.000 tấn nhựa thải sẽ giúp tiết kiệm được khoảng 15 tỷ đồng/năm.

Lượng nhựa tái sinh sẽ góp phần làm giảm giá nguyên liệu đầu vào 30%, qua đó làm giảm 15% giá thành sản phẩm. Ngược lại, nếu không tái chế nhựa thải, với mức tăng dân số bình quân 3,5% và tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhựa tại TP.HCM đạt bằng mức bình quân thế giới hiện nay (40kg/người) thì đến năm 2020, lượng nhựa tiêu thụ cũng như lượng chất thải nhựa phát sinh sẽ vào khoảng 400.000 tấn/năm.

Số lượng rác được sử dụng tái chế tại Việt Nam ít về số lượng, lạc hậu về công nghệ và chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ. Với hơn 80 triệu dân cả nước, nếu mỗi năm lượng rác thải gia tăng thêm 10% như dự tính thì điều này đồng nghĩa với hàng trăm ngàn tấn rác có thể tái chế, trị giá nhiều tỷ đồng bị lãng phí.

Với các nước tiên tiến trên thế giới, tái chế phế thải đang được biến thành nguồn tài nguyên quý giá. Theo Viện Công nghệ tái chế phế liệu (ISRI) Mỹ, ngành công nghiệp tái chế phế liệu Mỹ tạo ra gần 460.000 việc làm và trung bình mỗi năm tạo ra một khoản doanh thu trị giá khoảng 90,6 tỷ USD cho nền kinh tế đất nước này. Trong tổng doanh thu 90,6 tỷ USD, các doanh nghiệp tái chế nộp thuế 10,3 tỷ USD cho Chính phủ. Yêu cầu tái chế được cụ thể hóa đến từng nhà máy của từng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải ở Mỹ.

Tại Nhật Bản, việc tái chế và tái sử dụng phế liệu luôn được khuyến khích bằng các chính sách thuế và ưu đãi về tài chính. Năm 1992, Nhật Bản ban hành quy định “Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế”. Sau đó, năm 1997, luật xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì được thông qua đã giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo luật này, người dân phải phân chia rác theo từng loại. Các cơ quan môi trường sẽ đến thu gom rác theo từng loại và chuyển tới các nhà máy xử lý rác. Hiện tại, Nhật Bản đang chú trọng đầu tư nâng cao hơn nữa khả năng tái sinh của rác thải để tạo thêm lợi nhuận và bảo vệ môi trường sống. Một số quốc gia như Thái Lan, Singapore với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, mỗi năm tiết kiệm được 50% - 55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng từ việc tái chế các chất thải này.

Còn Việt Nam, khi nào hình thành nền công nghiệp tái chế ?

ND0jj1Oq.jpg

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên