Ngày 14-11, Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận về một số nội dung, trong đó có vi phạm của Ban thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015, nhiệm kỳ 2015-2020. Dự án quảng trường công viên Vĩnh Phúc được đầu tư theo hình thức BT, bị xác định có vi phạm trong phê duyệt dự án - Ảnh: XUÂN LONG
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất có rừng; giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và hình thức chỉ định; người sử dụng đất… để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật nói chung, sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật đất đai, Luật quy hoạch, Luật Lâm nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc chuyển dịch đất đai như thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp theo mô hình tập trung, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cụ thể sẽ tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhận; điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa; các quy định để người sử dụng đất thực hiện các quyền một cách thuận lợi, tạo điều kiện để thị trường quyền sử dụng đất nói chung, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng phát triển.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tài chính đất đai, giá đất nhằm một mặt giải quyết những ách tắc trong tổ chức thực hiện, khắc phục tình trạng lợi dụng trục lợi, tham nhũng từ đất đai; mặt khác nhằm đảm quyền lợi cho người dân, hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhằm triệt để cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trước đó, trong đánh giá tổng kết 3 năm thi hành Luật Đất đai 2013, Bộ Tài nguyên - Môi trường xác định bên cạnh những mặt tích cực, pháp luật đất đai và việc thi hành pháp luật đất đai vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế ở hai nhóm vấn đề.
Nguồn lực về đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như vấn đề tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; quỹ đất để đấu giá, đặc biệt là việc khai thác đất ven các công trình hạ tầng đã đầu tư xây dựng; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp, còn tình trạng dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.
Tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hơn 70%.
Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hiện nay xuất phát từ các nguyên nhân: hệ thống pháp luật chưa thật hoàn thiện, vẫn còn sự chồng chéo, không thống nhất trong quy định của các pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu.
Việc tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế, mặc dù pháp luật đã có quy định nhưng không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trong khi công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chưa thực sự hiệu quả.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận