Phóng to |
Nhà tự nhiên học Steve Irwin |
Steve Irwin (Úc) bị một con cá đuối độc chích vào ngực và chết vài chục phút sau đó. Nhà tự nhiên học gặp nạn khi đang thực hiện một cảnh quay dưới nước ở vỉa san hô ngầm Great, ngoài khơi khu nghỉ dưỡng thành phố cảng Douglas ở đông bắc bang Queensland.
Các thành viên đi trên tàu của Irwin, Croc One, đã gọi cấp cứu và tức tốc đưa thuyền đến chỗ một trực thăng cứu hộ gần Low Isle. Các bác sĩ đã thông báo về sự ra đi của Irwin không lâu sau đó.
Irwin nổi tiếng với sự nhiệt tình cho đời sống hoang dã và khẩu hiệu "Crikey!" trong chương trình truyền hình "Crocodile Hunter” của ông - được phát lần đầu tại Úc vào năm 1992 và truyền đi khắp thế giới trên kênh Discovery.
Phóng to | |
Irwin đã tận tâm cứu các loài động vật quý hiếm và đã thành lập Quỹ bảo tồn Steve Irwin |
Ông đã thành lập một nơi được xem là một công viên bò sát nhỏ ở Queensland, hiện nay là Vườn bách thú Úc - một trung tâm chính của thế giới động vật hoang dã Úc. Ông đã để lại những hình ảnh của mình trong một bộ phim truyện và biến Vườn bách thú Úc thành một địa điểm thu hút du khách. Ông cũng thành lập Quỹ bảo tồn mang tên Steve Irwin
“Thế giới đã mất đi một hình tượng về đời sống hoang dã vĩ đại, một người ủng hộ nồng nhiệt công cuộc bảo vệ môi trường thiên nhiên và một trong những niềm tự hào của hành tinh”, John Stainton, một đạo diễn và là bạn của Irwin nói. “Anh ấy ra đi khi đang thực hiện điều mà anh yêu thích nhất và rời thế giới này trong niềm hạnh phúc và thanh thản”.
Ngoại trưởng Alexander Downer, người đã dùng một tấm ảnh chụp gia đình mình tại Vườn bách thú Úc làm thiệp Giáng sinh gửi đi các nơi trong năm ngoái, đã hoan nghênh công việc của Irwin trong việc nâng cao hình ảnh đất nước Úc thông qua các dự án như "G'Day LA”, một ngành nghề du lịch của Úc và tuần lễ thúc đẩy thương mại ở Los Angeles hồi tháng Giêng vừa qua.
“Bộ trưởng biết ông ấy, yêu mến ông ấy và rất, rất đánh giá cao tất cả công việc ông ấy đã làm để nâng cao hình ảnh nước Úc ra thế giới”, người phát ngôn của Bộ trưởng Downer, Tony Parkinson, nói.
Irwin lúc còn sống |
Irwin từng phát biểu trong chương trình truyền hình Úc "A Current Affair" rằng “giết một trong các động vật hay của chúng ta dưới danh nghĩa chiến tích của cuộc đi săn sẽ gây tác hại rất tiêu cực lên ngành du lịch và làm cho tôi cảm thấy kinh sợ”.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Irwin cũng nhận được sự khước từ từ công chúng. Hồi tháng 1-2004, ông đã làm sững sờ người xem tại Vườn thú Úc khi đưa cậu con trai vừa đầy tháng của mình vào một bãi nuôi cá sấu trong một màn trình diễn về đời sống hoang dã. Ông kẹp cậu nhóc dưới một cánh tay trong khi tay kia ném một miếng thịt cho một con cá sấu dài 3,96 m. Nhà chức trách đã bác bỏ cáo buộc Irwin vi phạm các nguyên tắc về an toàn.
Năm ngoái, ông bị cáo buộc đã đến quá gần bầy chim cánh cụt và cá voi khi thực hiện một cảnh quay ở Nam Cực. Irwin đã bác bỏ mình hành động sai, và một cuộc điều tra của Bộ Môi trường Úc đã đề nghị ông không nên có hành dộng như thế.
Đã có nhiều bộ phim nói về Steve Irwin, trong đó có phim Kẻ săn cá sấu (đã được chiếu trên HTV). Trong phim, Steve Irwin tình cờ đụng độ với chú cá sấu và đã thoát chết. Từ đó, anh hi vọng có thể cứu cá sấu thoát khỏi tay bọn săn trộm. Nhưng Steve không ngờ rằng chú cá sấu này đã vô tình nuốt mất một thứ vô cùng quan trọng trong chương trình vệ tinh nhân tạo bí mật của Mỹ...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận