Sony, Panasonic lỗ trầm trọng nhất trong lịch sửKinh tế Nhật rơi vào suy thoái
Phóng to |
Mức xếp hạng tín nhiệm mới sẽ khiến Sony và Panasonic tiếp tục gặp nhiều khó khăn - Ảnh minh họa: Internet |
Tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings vừa hạ mức đánh giá hai gã khổng lồ Nhật Bản Sony và Panasonic xuống mức “không có cơ may đầu tư” (Junk). Đây được xem là đòn giáng mạnh kế tiếp vào các đại diện công nghiệp điện tử tiêu dùng Nhật Bản, vốn đang suy yếu và gặp nhiều khó khăn.
Trước đó, Sony và Panasonic đã bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn khác như Standard & Poor’s và Moody’s Investor Services hạ mức chỉ số, nhưng đây là lần đầu tiên hai cái tên này bị nhận lãnh mức “Junk" từ Fitch Ratings.
Đầu tháng 11, Fitch cũng xếp loại “hết hi vọng đầu tư” cho Sharp, sau khi Standard & Poor’s làm việc tương tự với công ty này vào tháng 8. |
Đối với Sony, mức xếp hạng mới nhất “phản ánh quan điểm của Fitch rằng công ty này sẽ có tốc độ hồi phục chậm do đã đánh mất vị trí dẫn đầu về công nghệ trong những dòng sản phẩm chủ lực, cùng sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác trên thị trường, sức mua yếu tại thị trường các quốc gia phát triển và đồng nội tệ (yen) mạnh lên”, báo cáo của Fitch viết.
Về phía Panasonic, Fitch nhận xét mức xếp hạng tín nhiệm mới là hậu quả từ “sức cạnh tranh yếu” của công ty này trên thị trường tivi và những “mảng kinh doanh chủ lực khác”. “Tình hình tài chính hiện tại của Panasonic chưa cho thấy sự tiến bộ đáng kể nào trong giai đoạn ngắn và trung hạn sắp tới”, trích báo cáo từ Fitch.
* Nhịp Sống Số: Sony và Sharp tiếp tục cắt giảm nhân sự | Sony, Sharp dự báo thua lỗ nặng | Panasonic và Sharp vẫn chìm trong khủng hoảng
Tháng trước, Panasonic cho biết công cuộc tái cơ cấu sẽ tiếp tục đẩy công ty vào năm thứ hai liên tiếp không có lãi, với tổng thiệt hại trong hai năm tài khóa có thể lên đến 19 tỉ USD. Công ty này dự kiến chấm dứt việc bán điện thoại thông minh tại tất cả thị trường ngoài Nhật, kết hợp giảm chi phí đầu tư cho mảng năng lượng mặt trời và pin sạc.
Gần như hoàn toàn vắng mặt trong thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, vốn đã và đang bị thống trị bởi Apple và Samsung Electronics, Sony và Panasonic phải trả giá khi không thể lấy lại lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ, do không có đủ nguồn lực tài chính cho nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm để cạnh tranh với Samsung, đồng thời không đủ sức “nâng giá” thương hiệu nhằm cạnh tranh cùng Apple.
Một bất lợi khác của Sony và Panasonic nằm ở sự tăng giá của đồng yen, khiến sản phẩm làm tại Nhật khi bán ra thị trường nước ngoài có giá cao, làm giảm sức cạnh tranh với các đối thủ khác và sức mua của người tiêu dùng tại các thị trường này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận