Thứ 5, ngày 19 tháng 5 năm 2022
Sống làng nhàng, tôi đã hoang phí một thời sinh viên
TTO - Năm nay tôi là sinh viên năm cuối của một trường đại học, chỉ còn vài tháng nữa thôi tôi sẽ tốt nghiệp và đi làm. Nhưng giờ nhìn lại bản thân, tôi thấy mình thiếu sót rất nhiều. Kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kỹ năng sống… của tôi đều quá nghèo nàn.
![]() |
Tranh minh họa: LAP |
Sau bài viết Sống làng nhàng, lười tự học là nguyên nhân thất bại của anh Nguyễn Tuấn Quỳnh, tổng giám đốc Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn – SFC, đã có rất nhiều bài viết, ý kiến của bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online (tto@tuoitre.com.vn). Một trong số đó là bài viết của bạn Trần Hoa. Chúng tôi xin gửi đến các bạn bài viết này. Bạn Trần Hoa viết:
Năm nay tôi là sinh viên năm cuối của một trường đại học, chỉ còn vài tháng nữa thôi tôi sẽ tốt nghiệp và đi làm. Nhưng giờ nhìn lại bản thân, tôi thấy mình thiếu sót rất nhiều. Kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kỹ năng sống… của tôi đều quá nghèo nàn.
Tôi đã lãng phí bốn năm đại học, để rồi khi sắp bước ra một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, tôi thấy mình chưa đủ lông đủ cánh để có thể tự bay.
Hơn ba năm về trước, tôi đậu đại học với số điểm khá cao. Tôi cho đó là một thành tích đáng ngưỡng mộ và rằng sau thành tích đó tôi đáng được nghỉ ngơi. Do đó, những ngày đầu của bậc đại học, tôi hầu như không chuyên tâm vào chuyện học hành.
Những năm đầu đại học, tôi chăm chỉ đến giảng đường, nhưng với những môn đại cương mà tôi liệt vào hàng đáng chán, tôi chỉ đến lớp để điểm danh, sau đó làm việc riêng và ngủ.
Lên năm 3, năm 4, tôi cúp học nhiều hơn, kiến thức thầy cô dạy hầu như không thấm vào đâu. Đến gần ngày thi, tôi miệt mài ôn luyện những kiến thức trong đề cương ôn thi.
Để rồi sau mỗi mùa thi, những thứ tôi học cấp tốc, học thuộc lòng đó trôi tuốt tuồn tuột không cách nào giữ lại. Nhiều khi tôi cũng nghĩ ngợi, cũng đắn đo về cách học của mình, nhưng khi nhìn quanh thấy bạn bè mình nhiều người cũng vậy, tôi lại tặc lưỡi “Thôi kệ, tụi nó cũng vậy huống chi mình”.
Đối với những môn học chuyên ngành, tôi chăm chỉ tới lớp, chăm nghe giảng hơn. Nhưng tôi luôn cho rằng chỉ cần học những gì thầy cô dạy, cộng với học trong giáo trình là đủ. Hiếm khi tôi chịu đào sâu vấn đề, chịu tìm hiểu thêm qua sách vở, báo chí. Suy nghĩ sai lầm ấy đã tạo cho tôi cách học thụ động, dễ hài lòng với những gì mình biết.
Hồi học cấp III, còn ở nhà với bố mẹ (lên đại học tôi phải đi ở trọ) tôi rất chăm xem thời sự. Cứ 7 giờ tối là cả nhà lại quây quần bên tivi xem những tin tức trong nước và quốc tế, vừa xem vừa bình luận.
Vì vậy, thời điểm đó kiến thức về chính trị, xã hội, kinh tế,… của tôi rất ổn, tôi có thể nói chuyện với mọi người về những vấn đề nổi cộm trong nước và quốc tế. Từ ngày đi trọ học, tôi bỏ luôn việc xem thời sự với lý do là phòng trọ không có tivi. Nhưng thật ra đấy chỉ là cái cớ, vì phòng trọ tôi có mạng nternet, vẫn có thể xem thời sự được.
Thay vì xem thời sự, tôi lên mạng xã hội, cập nhật trạng thái, khoe ảnh, tám những câu vô thưởng vô phạt với cả người quen lẫn người lạ. Tôi ý thức được cách sử dụng mạng xã hội của mình thật vô bổ và tốn thời gian, nhưng không làm cách nào tôi thoát ra được sức cám dỗ của nó. Đi ra đường, nếu như ai nhắc đến những vấn đề thời sự nào đó, tôi chỉ biết im lặng.
Những ngày chủ nhật rảnh rỗi, thay vì đi ra ngoài, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, tôi chỉ biết ngủ nướng và ôm máy tính “luyện” phim, “chém gió” trên Facebook. Những tháng hè, bạn bè tôi đến những miền xa đi du lịch hay làm thiện nguyện, tôi chọn trở về quê, sống trong sự bao bọc của cha mẹ. Vì ít tham gia hoạt động ngoại khóa, ít giao tiếp với người lạ nên kinh nghiệm sống, mối quan hệ của tôi rất hạn chế.
Gần bốn năm đại học trôi qua, tôi đã sống những ngày thừa thãi và vô vị như vậy. Tôi đã lãng phí những năm tháng tuổi trẻ sung sức nhất cho những việc làm vô bổ.
Đúng như bài viết của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, tổng giám đốc Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn – SFC, tôi đã “sống làng nhàng, lười tự học” suốt một thời sinh viên.
Giờ đây, tôi đang phải cố gắng học tập để lấp những lỗ hổng kiến thức mình thiếu. Nếu tôi biết tự học, biết sống có trách nhiệm với bản thân những năm còn là sinh viên thì bây giờ tôi đã không phải vất vả như vậy.
Bạn nghĩ thế nào về cách sống này? Theo bạn, trường hợp của bạn Trần Hoa có phải là cá biệt hay không? Liệu bạn, bạn của bạn hay một người nào đó mà bạn quen biết có đã, đang trải qua cuộc sống theo cách này? Thái độ sống của bạn là gì? Hãy chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài. |
-
TTO - Học tập và làm theo lời Bác đã trở thành việc làm thường xuyên trong thanh thiếu nhi. Trong mỗi câu chuyện mà các nhân vật đã, đang phấn đấu đều thể hiện tinh thần làm theo lời Bác bằng chính những việc làm, hành động cụ thể, có ích cho đời.
-
TTO - Trước trận bán kết, cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm bày tỏ sự lo lắng về thể lực của các cầu thủ. Theo chị, khi nhìn lại trận gặp Philippines, có nhiều cầu thủ bị chuột rút, bị đau và xuống thể lực.
-
TTO - Do thua lỗ đầu tư tiền ảo sàn Forex, không có tiền trả nợ nên hoa hậu Lã Kỳ Anh đã lên kế hoạch trộm đồng hồ Rolex trị giá 2 tỉ đồng của người khác.
-
TTO - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khảo sát dự án vành đai 3 TP.HCM; Dịch sốt xuất huyết phức tạp ở Bình Dương; Hướng dẫn mới của Bộ Y tế: không yêu cầu xét nghiệm COVID-19 trước khi vào bệnh viện... là những tin đáng chú ý sáng nay.
-
TTO - Tổng thống Mỹ tin Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập NATO thành công; 2 nước hợp tác mua vũ khí chống tăng, tên lửa; Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất 2 năm qua; Cuộc đời tổng thống Ukraine lên sách ảnh... là tin tức thế giới sáng nay.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận