Phóng to |
Chốc chốc bà lại ngước nhìn những cột khói cao hàng kilômet bốc cuộn lên dữ dội từ miệng núi Merapi. Bà nói chỉ khi nào chính phủ bắt buộc thì gia đình bà mới dời đi. Dân làng Pekam này hay các làng lân cận như Kalikuning, Kali Adem ai cũng lo lắng nhưng không thể đi đâu vì nhà cửa họ ở đây, công việc của họ ở đây, cuộc sống của họ ở đây.
Sáng sớm, từ một số đường phố thoáng đãng ở thành phố Yogyakarta đã có thể thấy núi lửa Merapi đang phun khói. Bắt taxi đi một đoạn đường nhựa hơi dốc khoảng 20km, chúng tôi đã có thể đến trạm quan sát núi lửa Pongamatan.
Đây là đài quan sát quan trọng nhất với hướng nhìn thẳng vào dòng chảy của nham thạch và là một trong năm trạm quan sát núi lửa Merapi. Anh Panut là một trong hai nhân viên của trạm với 31 năm kinh nghiệm. Hằng ngày hai nhân viên thay phiên nhau quan sát Merapi bằng ống nhòm rồi ghi nhận hoạt động của núi lửa.
Họ cũng quan sát thiết bị đo địa chất chạy liên tục để điện đàm, điện thoại báo về trung tâm xử lý ở Yogyakarta.
Tiến sĩ Ratdomopurbo, trưởng cụm đài quan sát núi lửa Merapi, cho biết: từ hôm trận động đất kinh hoàng diễn ra ở Yogyakarta (27-5) đến nay, Merapi đã hoạt động mạnh hơn hẳn. Trước đó chỉ có 50 lần một ngày thì nay đến 120 lần một ngày, cứ khoảng 10 phút là có một đợt phun tro bụi nóng, 3 phút là trào nham thạch. Tất cả dân trong vùng có bán kính nguy hiểm 7km đã được di tản. Tiến sĩ Ratdomopurbo nói rằng không thể dự báo Merapi sẽ hoạt động mạnh đến mức nào nhưng chắc chắn nó sẽ ngày một mạnh thêm. |
Cảnh họ chết trong nhiều tư thế khác nhau làm tôi rất ám ảnh. Chỉ cần nham thạch chạy qua là con người có thể chết ngay nên có người chết trong tư thế ngã, có người trong tư thế đang chạy với gương mặt hoảng hốt và có người cũng chỉ còn xương mà thôi. Còn có người chết vì lở đất đá nữa”.
Panut cho biết trước năm 1994, Merapi được biết đến như một vùng du lịch nghỉ dưỡng. Sau năm 1994, du lịch ở đây phát triển rầm rộ với rất nhiều khách sạn nhỏ mọc lên, người giàu có cũng mua đất ở đây để xây dựng nhà nghỉ dưỡng. Từ đó khu vực này như một đô thị nhỏ, người giàu và người nghèo, người mới và người cũ sống xen kẽ cùng nhau.
Khi có cảnh báo nguy hiểm, những người giàu di chuyển gần hết. Bình thường các tour du lịch ở Merapi rất phát triển, khách du lịch có thể qua đêm tại các nhà nghỉ ở chân núi để hưởng không khí trong lành, sau đó là leo lên đến tận đỉnh ngọn núi cao 2.914m này. Nhưng từ hôm có cảnh báo núi lửa, hầu hết các điểm du lịch đã đóng cửa.
Panut quả quyết nếu nham thạch núi lửa Merapi lan đến tận khu vực nguy hiểm như năm 1994, anh sẽ là người cuối cùng rút đi...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận