Thứ 6, ngày 23 tháng 4 năm 2021
Singapore chế tạo robot thực vật có thể nhặt được những vật thể mỏng
Những cây trồng và 'robot thực vật' bắt ruồi Venus được điều khiển từ xa có thể giúp người nông dân sớm phát hiện những vấn đề ở cây trồng.

Kích hoạt cây bắt ruồi Venus đóng miệng bẫy bằng nút bấm trên một ứng dụng của điện thoại thông minh. Ảnh: straitstimes.com
Điều tưởng chừng như khó có thể xảy ra này có thể trở thành hiện thực sau khi nhóm nhà khoa học tại Singapore phát triển một hệ thống sử dụng công nghệ cao giúp 'giao tiếp' với thực vật.
Nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) đã nối các lá cây với những điện cực có khả năng theo dõi các xung điện yếu phát ra tự nhiên từ thực vật. Với công nghệ này, các nhà khoa học kích hoạt cây bắt ruồi Venus đóng miệng bẫy bằng nút bấm trên một ứng dụng của điện thoại thông minh. Sau đó, họ đã gắn một trong những miệng bẫy của cây với một cánh tay robot và dùng dụng cụ này để nhặt một sợi dây mỏng 0,5 mm và bắt một vật nhỏ đang rơi.
Công nghệ trên vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển, song các nhà nghiên cứu tin rằng cuối cùng công nghệ này có thể được dùng để tạo nên những robot thực vật có thể nhặt được những đồ vật mỏng manh mà những cánh tay robot cứng rắn khó có thể cầm nắm.
Bên cạnh đó, hệ thống cũng có thể bắt được những tín hiệu do thực vật phát ra, giúp người nông dân sớm phát hiện những vấn đề ở cây trồng. Các nhà nghiên cứu cho rằng công nghệ này có lẽ sẽ đặc biệt hữu ích khi cây trồng đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.
Lâu nay, các nhà khoa học biết rằng thực vật phát ra những tín hiệu điện rất yếu, nhưng khó gắn các cảm biến trên bề mặt thực vật trơn và không đồng đều. Các nhà nghiên cứu NTU đã phát triển các điện cực mềm phù hợp với bề mặt của thực vật mà lại có thể phát hiện chính xác hơn những tín hiệu phát ra. Cảm biến được gắn vào thực vật nhờ một 'thermogel' tồn tại dưới dạng chất lỏng khi ở nhiệt độ thấp và dưới dạng keo ở nhiệt độ trong phòng.
Đây là công nghệ mới nhất được nghiên cứu để 'giao tiếp' với các loài thực vật. Năm 2016, với công nghệ nano, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã biến cải bó xôi thành những cảm biến có khả năng thăm dò, phát hiện vật liệu nổ trong nước ngầm. Khi rễ cây cải bó xôi phát hiện ra nitroaromatic - một hợp chất thường được tìm thấy trong chất nổ như mìn - các ống nano carbon trong lá cây sẽ lập tức phát ra tín hiệu. Tín hiệu này được một camera hồng ngoại đọc và gửi một email cảnh báo đến các nhà khoa học.
-
TTO - Sau khi sập sàn Coolcat, trong vòng chưa đến 1 tuần đã có hàng ngàn người báo bị mất tiền, ước tính sơ bộ con số thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Hàng trăm đơn tố cáo bị chiếm đoạt tài sàn cũng được gửi đến cơ quan chức năng.
-
TTO - Bộ Y tế chiều 23-4 cho biết cả nước có 6 ca mắc COVID-19 mới, đều được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Đà Nẵng (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Khánh Hòa (2 ca), An Giang (1 ca), TP.HCM (1 ca).
-
TTO - Chiều 23-4, mưa lớn trút xuống khiến nhiều khu vực ở TP.HCM bị ngập. Trên đại lộ Phạm Văn Đồng, rác theo nước mưa trôi xuống làm bít các miệng cống gây ngập và ùn ứ giao thông kéo dài.
-
TTO - Các tàu cứu hộ của Singapore, Malaysia đã lên đường nhưng chỉ tới Bali sau ngày 24-4. Vấn đề là lượng oxy trên tàu ngầm mất tích của Indonesia ước tính chỉ còn đủ đến 3h sáng 24-4. Mọi hi vọng đang dồn về Ấn Độ.
-
TTO - Chỉ nợ 29 triệu đồng nhưng một gia đình ở tỉnh Phú Yên bị cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên toàn bộ đất đai, nhà cửa đang ở có giá trị gấp 15 lần và đem bán đấu giá.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận