26/12/2022 15:41 GMT+7

Sẽ có 6 cây cầu kết nối Bình Dương - Tây Ninh

BÁ SƠN
BÁ SƠN

Các dự án kết nối vùng Đông Nam Bộ được thúc đẩy nhằm giảm thời gian đi lại và vận chuyển hàng hóa, trong đó sẽ có tổng cộng sáu cây cầu kết nối Bình Dương - Tây Ninh, cứ cách 7 - 10km sẽ có một cây cầu.

Sẽ có 6 cây cầu kết nối Bình Dương - Tây Ninh - Ảnh 1.

Cây cầu thứ ba nối Bình Dương - Tây Ninh (tại huyện Dầu Tiếng và huyện Dương Minh Châu) có sáu làn xe, được đầu tư đồng bộ với cầu kết nối sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian lưu thông của người dân và vận chuyển hàng hóa - Ảnh: BÁ SƠN

Ngày 26-12, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp cùng UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ khánh thành đường và cầu kết nối hai tỉnh, tại địa phận huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) và huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh).

Ông Võ Ngọc Sang - phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương - cho biết cầu vượt sông Sài Gòn nối Tây Ninh - Bình Dương có quy mô sáu làn xe, dài hơn 330m, có đường dẫn phía Bình Dương dài hơn 377m và đường dẫn phía Tây Ninh dài hơn 92m. 

Về phía tỉnh Bình Dương, dự án có tổng kinh phí 411 tỉ đồng để xây dựng cầu và phần đường kết nối từ cầu tới đường ĐT744, được làm lễ khởi công từ tháng 10-2020. 

Đường kết nối với cầu phía Bình Dương có vận tốc thiết kế 80km/h, ngoài ra còn có đường dân sinh dưới dạ cầu được thiết kế với vận tốc 20km/h.

Ông Nguyễn Văn Dành - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết cầu và đường đi vào hoạt động sẽ không chỉ giúp rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai tỉnh, mà còn giúp xe vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu của cả vùng Đông Nam Bộ nhanh, tiết kiệm chi phí và kết nối thuận tiện hơn với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải, đường vành đai 3, 4 TP.HCM, đường Hồ Chí Minh…

Sẽ có 6 cây cầu kết nối Bình Dương - Tây Ninh - Ảnh 2.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (hàng trên, thứ chín từ phải qua) cùng bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo hai tỉnh Bình Dương, Tây Ninh tại lễ thông xe cầu và đường nối hai tỉnh ngày 26-12 - Ảnh: BÁ SƠN

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo UBND huyện Dầu Tiếng sớm hoàn thành thủ tục để khởi công, nâng cấp mở rộng đường ĐT744, đoạn kết nối với cầu vừa khánh thành để phát huy tốt hơn, phát huy hiệu quả của dự án.

Ông Dương Văn Thắng - phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh - cho biết sông Sài Gòn giáp ranh giữa Bình Dương và Tây Ninh dài khoảng 50km thì sẽ có sáu cây cầu kết nối. Đã có ba cầu đưa vào sử dụng (cầu Sài Gòn, cầu Bến Củi, và một cây cầu tạm thời chưa có tên vừa khánh thành hôm nay 26-12). 

Sẽ có thêm ba cây cầu được xây dựng, đó là cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh (thuộc dự án Chơn Thành - Đức Hòa) đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2025.

Sẽ có 6 cây cầu kết nối Bình Dương - Tây Ninh - Ảnh 3.

Cây cầu thứ ba vượt sông Sài Gòn nối hai tỉnh Bình Dương - Tây Ninh vừa được thông xe kể từ ngày 26-12 - Ảnh: H.S.

Hai cây cầu khác được tỉnh Bình Dương và Tây Ninh còn thống nhất chủ trương xây dựng thuộc địa phận thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) và huyện Dầu Tiếng (Bình Dương). 

Như vậy, trong tương lai dọc bờ sông Sài Gòn giữa hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh bình quân cứ cách từ 7 - 10km sẽ có một cây cầu.

Để "nối dài" hiệu quả các cây cầu kết nối, phía tỉnh Tây Ninh cũng đã đầu tư hoàn thành đường Đất Sét - Bến Củi tổng mức đầu tư 518 tỉ đồng, đường ĐT782-784 tổng mức 1.272 tỉ đồng. 

Ngoài ra sẽ còn đầu tư một số tuyến đường khác với tổng mức đầu tư 3.416 tỉ đồng, trong đó có đường chạy dọc sông Sài Gòn là ĐT789 chuẩn bị khởi công…

Tây Ninh và Bình Dương gần hơn nhờ cầu vượt sông Sài Gòn và đường 1.000 tỉ đồng Tây Ninh và Bình Dương gần hơn nhờ cầu vượt sông Sài Gòn và đường 1.000 tỉ đồng

Cả hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương đều chủ động làm đường phía địa phận của mình để kết nối với cây cầu vượt sông Sài Gòn, nhằm rút ngắn khoảng cách lưu thông, kết nối vùng Đông Nam Bộ.

BÁ SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên