08/02/2020 12:21 GMT+7

Sau khi bị xe tải cán gãy chân, một nhà vô địch thế giới xuất hiện

QUỐC THẮNG
QUỐC THẮNG

TTO - Kênh BBC ngày 5-2 đã bình chọn Manasi Joshi là một trong những nhân vật thể thao tiêu biểu với phần thưởng: "Câu chuyện hồi phục truyền cảm hứng".

Sau khi bị xe tải cán gãy chân, một nhà vô địch thế giới xuất hiện - Ảnh 1.

Manasi Joshi mất chân trái do tai nạn - Ảnh: BBC

Đó là câu chuyện của cô gái 30 tuổi Manasi Joshi: từ một kỹ sư phần mềm tài năng của một công ty lớn ở Ấn Độ, bị tai nạn giao thông mất một chân trái và sau đó đến với cầu lông như "biện pháp trị liệu" đã xuất sắc trở thành nhà vô địch thế giới. 

Kênh BBC ngày 5-2 đã bình chọn Manasi Joshi là một trong những nhân vật thể thao tiêu biểu với phần thưởng: "Câu chuyện hồi phục truyền cảm hứng".

Manasi Joshi sinh ra và trưởng thành ở Ấn Độ. Cha cô là nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha rất nổi tiếng ở Mumbai. Từ nhỏ Manasi Joshi đã được định hướng đi theo con đường nghiên cứu khoa học. Đó là cách cô ấy đã theo đuổi khoa học máy tính và vừa ra trường đã trở thành kỹ sư phần mềm tại khu đô thị sầm uất của Mumbai.

Do chỗ làm chỉ cách nhà 7km nên Manasi Joshi thường đi xe máy để tiện việc di chuyển. Nhưng vào một ngày đầu tháng 12-2011, bi kịch đã ập xuống cuộc đời Manasi Joshi khi cô bị một chiếc xe tải đi ngược chiều tông ngã và cán trực tiếp ngang chân trái.

Manasi Joshi kể lại: "Vẫn còn tỉnh táo sau khi tai nạn xảy ra, tôi đã ngồi dậy và tháo mũ bảo hiểm. Ngay lập tức, tôi biết vết thương của mình rất nghiêm trọng. Nhiều người đổ xô đến chỗ tôi nhưng không ai biết làm gì cả".

Sau khi bị xe tải cán gãy chân, một nhà vô địch thế giới xuất hiện - Ảnh 2.

Bộ sưu tập huy chương của Manasi Joshi - Ảnh: Getty Images

Cấp cứu chậm trễ đã khiến vết thương của Manasi Joshi thêm nghiêm trọng và cô phải ở bệnh viện 45 ngày. Nhưng sau cùng, các bác sĩ vẫn không có lựa chọn nào khác là phải cắt bỏ chân trái đã hoàn toàn giập nát của Manasi Joshi. 

Điều bất ngờ cho mọi người là sau khi bi kịch xảy ra, Manasi Joshi chẳng những không buông xuôi mà còn rất lạc quan. Cô bày tỏ: "Khi mọi chuyện mới xảy ra, tôi cảm thấy buồn và thất vọng. Nhưng rồi sau vài ngày tôi cảm thấy không sao, nó chỉ là một vết sẹo... nó chỉ là một cái chân".

Để hồi phục sức khỏe, Manasi Joshi đã chọn cầu lông như một hoạt động cho quá trình phục hồi chức năng để giúp cô đi lại với chân giả. Nhưng không ngờ cô rất có năng khiếu với cầu lông và nhận được nhiều lời khuyên nên thi đấu chuyên nghiệp. Thế là cô bắt đầu thi đấu và giành nhiều chiến thắng ở các giải cầu lông Ấn Độ.

Đỉnh điểm là tại Giải vô địch cầu lông dành cho những người khuyết tật thế giới 2019 ở Basel (Thụy Sĩ) vào tháng 8-2019, Manasi Joshi đã xuất sắc đoạt HCV. Và giờ đây câu chuyện của Manasi Joshi cũng trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu người hâm mộ ở Ấn Độ.

Lee Duck Hee - người vượt qua Lee Duck Hee - người vượt qua 'rào cản âm thanh'

TTO - 'Âm thanh không phải rào cản' là tiêu đề một bài báo đăng trên New York Times vào năm 2016 về chàng trai 18 tuổi Lee Duck Hee.

QUỐC THẮNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên