Nhiều nơi phát hiện cúm gia cầm H5N1Công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm ở Tiền Giang
Sau đó, gia đình tôi tiếp tục nuôi 5.000 con chim cút khác với hi vọng có tiền để trả nợ nhưng cán bộ xã lại đến đòi đưa đi tiêu hủy.
Tôi có lên xã đăng ký nuôi chim cút thì xã không cấp phép. Xã nói làm theo chủ trương của thành phố, nhưng tại sao tôi thấy ở một số quận, huyện khác người ta vẫn nuôi chim cút?
Ông NGUYỄN NGỌC HỒ QUỐC BẢO(trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch cây trồng và vật nuôi xã Nhị Bình) trả lời:
- Từ năm 2004, UBND TP.HCM đã có chủ trương không cho chăn nuôi gia cầm, thủy cầm vì dịch cúm H5N1. Hiện nay để được chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, người nuôi phải đăng ký kiểm dịch và đáp ứng các yêu cầu về dịch tễ của cơ quan thú y. Theo đó, điều kiện cụ thể là nơi nuôi gia cầm, thủy cầm phải cách xa khu dân cư 100m, hệ thống chuồng trại phải khép kín, nguồn gốc cung cấp giống phải đảm bảo rõ ràng và khi đưa đi tiêu thụ phải đưa vào hệ thống lò giết mổ được cấp phép.
Trường hợp của bà Huỳnh Thị Quy là hộ chăn nuôi tự phát không được cấp phép, nuôi trong khu dân cư nên không đảm bảo vệ sinh an toàn dịch tễ. Xã đã nhiều lần đến nhà bà Quy tuyên truyền, hướng dẫn các quy định nuôi gia cầm, thủy cầm trong khu dân cư phải đăng ký như thế nào.
Và xã cũng gia hạn thời gian 1-2 tháng để bà Quy đăng ký hoặc tự tiêu hủy chim cút nhưng bà Quy không chấp hành nên đoàn liên ngành xã phải tiêu hủy. Do vậy, bà Quy phải làm giấy đăng ký được nuôi chim cút với cơ quan thú y. Sau đó, cơ quan thú y kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện vệ sinh dịch tễ sẽ cấp giấy phép cho bà nuôi...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận