26/05/2009 08:28 GMT+7

Rồng Komodo gây kinh hoàng ở Indonesia

Q.HƯƠNG (Theo PNAS)
Q.HƯƠNG (Theo PNAS)

TT - Rồng Komodo có hàm răng giống cá mập và nọc độc có thể làm chết người sau khi bị nó cắn vài giờ. Tuy nhiên, dân làng sống qua bao thế hệ bên cạnh loài thằn lằn lớn nhất thế giới này không sợ chúng cho đến khi chúng bắt đầu tấn công người.

Những câu chuyện lan truyền nhanh chóng qua các hòn đảo phía đông nam Indonesia, nơi duy nhất loài bò sát nguy hiểm này vẫn còn được tìm thấy trong hoang dã. Hai người đã bị giết kể từ năm 2007 - một chàng trai và một ngư dân - và những người khác bị thương trầm trọng sau khi bị chúng cắn.

Et3xgGFc.jpgPhóng to
Rồng Komodo - : tenan.vuurwerk.nl

Tuy nhiên, những vụ tấn công của rồng Komodo là rất hiếm - theo các chuyên gia. Nhưng nỗi lo lắng đang truyền đi từ làng chài này sang làng chài khác với câu hỏi làm thế nào để sống chung tốt nhất với rồng Komodo trong tương lai. Main - 46 tuổi, một nhân viên bảo vệ công viên quốc gia Komodo - đang ghi chép số liệu thì một con rồng trườn lên cầu thang căn chòi gỗ và đung đưa dưới bàn giấy của ông. Khi Main dùng hai tay mở hai hàm chắc khỏe của nó để quan sát, nó cắn vào tay ông.

“Tôi nghĩ chắc mình sẽ không sống sót được... Tôi đã bỏ ra nửa đời người nghiên cứu Komodo và chưa bao giờ thấy chuyện này xảy ra - Main nói và chỉ vào những vết thương được khâu 55 mũi vẫn còn sưng sau ba tháng - May thay, các bạn tôi nghe tiếng tôi la lên và đưa tôi đến bệnh viện kịp thời”.

Rồng Komodo, khá quen thuộc tại các vườn thú ở Mỹ và châu Âu, dài đến 3m và nặng 70kg. Ước lượng có tất cả 2.500 con hiện còn sống hoang dã tại công viên quốc gia Komodo rộng 1.810km2.Phần lớn những con rồng này sống trên hai đảo lớn nhất là Komodo và Rinca.

Rồng Komodo được cho là phát sinh từ một loài thằn lằn lớn hơn ở Java, đảo chính của Indonesia, hoặc Úc cách đây khoảng 30.000 năm. Chúng có thể đạt đến tốc độ gần 30km/giờ khi săn mồi. Khi bắt được con mồi, chúng cắn và tiết nọc độc vào vết thương con mồi, theo một nghiên cứu mới trong tháng này đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Các nhà nghiên cứu của công trình này đã mổ các hạch của một rồng Komodo bị bệnh ở giai đoạn cuối và bác bỏ giả thiết cho rằng con mồi chết vì ngộ độc máu gây ra do vi khuẩn độc hại trong miệng con rồng.

Q.HƯƠNG (Theo PNAS)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên