Tuổi Trẻ Online xin khép lại diễn đàn này bằng ý kiến của Tằng Quốc Anh - tác giả đồng thời là người thể hiện bài rap Bản sắc Việt Nam từng nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng, Hà Okio và Hoàng Rapper.
Phóng to |
Tằng Quốc Anh: Khi rap, tôi ít dùng những lời nặng nề
Phóng to |
Tằng Quốc Anh - tác giả đồng thời là người thể hiện bài rap Bản sắc Việt Nam - Ảnh: nhân vật cung cấp |
Tôi ủng hộ bài rap Rắc rối của rapper Karik. Nhận định rap là phải thô tục là hoàn toàn sai lầm. Ngay từ nơi dòng nhạc này sinh ra, bản chất của nó là đường phố, để nói lên những tâm tư, suy nghĩ. Còn cách mà người chơi nó, sử dụng nó ra sao thì hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của người chơi.
Phong cách mỗi người mỗi khác nên rất khó có thể so sánh như vậy. Nhưng khi sáng tác rap, tôi ít khi dùng những lời nặng như vậy, nhưng không có nghĩa là chưa bao giờ dùng.
Rap là để nói lên những gì xảy ra xung quanh cuộc sống mà những dòng nhạc khác trong khuôn khổ lời nhạc khó có thể diễn tả hết. Cuộc sống là vậy, khi ta “đá” thẳng vào những vấn đề tiêu cực thì ít khi nhận được sự thiện cảm. Và có lẽ trong trường hợp này cũng vậy.
"Nhập gia tùy tục" không có nghĩa là mất đi giá trị đích thực của nó. Như đã nói, rap sinh ra từ đường phố, từ những người bị áp bức, khổ sở nên chính vì vậy ngôn từ có phần thoải mái, phóng khoáng và luôn vượt lên một chút gì đó “sách vở”. Nếu như đánh mất đi cái đó thì có lẽ Việt Nam nên dùng thơ vè, thơ con cóc làm rap thì hay hơn là biến nó méo mó.
Mỗi người sẽ có cách riêng để phát triển suy nghĩ và con đường mình đi. Với tôi thì sẽ là những bài hát mang tính chất vui vẻ, thân thiện hơn một chút và đánh mạnh vào tâm lý, cảm xúc của người nghe. Karik thì khác, cậu ấy muốn đánh thẳng vào những mặt trái của xã hội. Nhưng tất cả những gì chúng tôi cũng như tất cả rapper Việt Nam mong muốn là phổ biến rộng rãi dòng nhạc này ở Việt Nam.
Hà Okio: Rap phải đi lên từ gốc!
Phóng to |
Theo tôi, bài rap Rắc rối chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả. Lẽ đương nhiên, ý kiến cá nhân thì sẽ có người đồng tình, có người không đồng tình. Đặc biệt là khi ý kiến này lại được biểu đạt qua rap - thể loại còn khá xa lạ với đại đa số khán giả Việt Nam - nên gặp nhiều trở ngại trong văn hóa tiếp nhận.
Bản thân tôi cảm thấy khá thú vị trước phần hình ảnh trong clip. Việc các diễn viên có những hành động được cho là “ám chỉ” một số nhân vật nổi tiếng trong showbiz là rất bình thường trên thế giới. Và nếu ai cảm thấy như vậy là soi mói, xúc phạm thì họ vẫn có thể kiện ra tòa như các sao thế giới vẫn thường làm, chẳng có gì đáng bàn cãi.
Tuy nhiên, nếu nói rap là bậy bạ, là phải chửi tục thì tôi tuyệt đối không đồng ý. Bản thân tôi không đồng tình cũng không bài xích bài rap Rắc rối mà chỉ muốn nêu một số thông tin để mọi người nắm rõ hơn. Rap không có nghĩa thô tục. Rap là rap. Thô tục là thô tục. Bởi lẽ rap chia thành nhiều loại, không thể đánh đồng cứ rap là phải dùng lời lẽ thô tục.
Hiện nay, bên cạnh thể loại hardcore rap, gangz rap… thường dùng để nói về các vấn đề như tình dục, ma túy hay chửi bới nhau thì vẫn có dòng conscious rap (rap thức tỉnh) dùng lý lẽ để thức tỉnh người khác. Do đó, người hát rap và sáng tác rap phải biết chọn lọc, tiếp thu một cách phù hợp.
Nếu trên thế giới những bài rap chửi bới thậm chí văng tục là chuyện bình thường thì khi sang Việt Nam nó trở nên bất thường. Rất nhiều trường hợp đã thất bại. Đơn giản là vì nếu du nhập một cách khiên cưỡng, máy móc mà không so vào văn hóa người Việt thì sẽ nhanh chóng bị bài xích. Ngoài ra, nó còn tùy thuộc vào việc xã hội “mở” đến đâu.
Bản thân tôi cho rằng muốn rap trở thành món ăn tinh thần để người người có thể thưởng thức được thì chúng ta phải đi lên từ gốc, từ những cái căn bản có sẵn. Từ xa xưa, ông cha ta đã có những câu hò, bài vè, đồng dao… rất hay. Đó cũng là rap đấy chứ vì vừa có vần điệu, vừa thể hiện ý muốn của người nói. Thế thì tại sao chúng ta không phát triển cái sẵn có thay vì du nhập những cái không phù hợp?
Hoàng Rapper: Rap phải có văn hóa
Phóng to |
Hoàng Rapper - Ảnh: nhân vật cung cấp |
Rap không có trường lớp nào mà chủ yếu thể hiện phong cách sống, cách nhìn nhận sự việc của mỗi rapper. Bài rap Rắc rối của rapper Karik cũng vậy. Chúng ta có thể đồng thuận hay phản đối nhưng hãy tôn trọng vì đó là cách nghĩ của riêng Karik.
Có thể nhiều người cho rằng Rắc rối quá thô tục, nhưng không ai có thể phủ nhận bài rap này đã nói hộ bức xúc của rất nhiều người về sự nhiễu nhương của showbiz Việt hiện nay. Trong một thị trường âm nhạc gần như đã bão hòa với những món ăn nhạt nhẽo thì việc xuất hiện một món thật cay, thật đắng đôi khi cũng tốt đấy chứ!
Tuy nhiên, tôi cho rằng bản rap này hơi thiếu tế nhị khi đụng chạm đến khá nhiều gương mặt trong làng giải trí mà dù sao đi nữa họ cũng là đồng nghiệp với nhau. Còn xét về khía cạnh “chửi”, nhiều người đã và đang rất thiếu công bằng khi nói cứ rap là phải chửi.
Rap có xuất xứ từ những tù nhân ở châu Phi, châu Mỹ. Họ sáng tác rap để giải tỏa những bức bối trong những ngày tháng bị giam cầm nên việc đưa những câu chửi thậm chí văng tục vào bài rap là điều không thể tránh. Tuy nhiên, bất cứ loại hình văn hóa nào cũng vậy, đã là du nhập thì còn phải so vào thuần phong mỹ tục của dân tộc mình. Rap khi sang Việt Nam thì phải phù hợp với văn hóa người Việt.
Người nghệ sĩ chính là người làm văn hóa, vì vậy họ phải mang những sản phẩm có văn hóa đến cho khán giả.
Cuộc đua sau 10 năm chậm bướcKhởi động Giải thưởng video âm nhạc ViệtVideo Rắc rối: dùng âm nhạc nhục mạ người khác?Ngôn ngữ rap có quyền thô tục?Rap: nhập gia phải tùy tục?Karik: Tôi "châm biếm" chứ không "nhục mạ"
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận