Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2022
Rắc rối chuyện nữ trưởng phòng Ái Sa thật, Ái Sa giả
TTO - Theo giải trình của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (thật) - nhân viên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, bà không biết em mình ‘trộm’ bằng cấp III để đi xin việc, thăng tiến và người em kế của bà có tên là Trần Thị Ngọc Thêm.

Bà Thảo (bìa phải) - Ảnh: TX
Chiều 8-10, một lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk nói quá mệt mỏi với ‘ma trận’ thông tin về nữ trưởng phòng giả mạo hồ sơ để thăng tiến, hiện đang chờ án kỷ luật về các sai phạm này.
Theo vị này, cơ quan chức năng đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đổi với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo, 44 tuổi, trưởng phòng quản trị Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) vì không trung thực trong khai báo lý lịch công chức, đảng viên.
Nhỏ là Thêm, lớn đổi thành Thảo
"Tuy nhiên, chiều nay một số trang mạng đưa tin về việc bà Ái Sa (thật) không có người em nào tên là Thảo, tức các kết luận về cán bộ Trần Thị Ngọc Thảo vi phạm là chưa chính xác. Chúng tôi khẳng định quá trình xác minh thì bà Trần Thị Ngọc Thảo đã mạo danh tên chị gái (Trần Thị Ngọc Ái Sa) để xin việc và thăng tiến là chính xác", vị này nói.
Về giải trình của bà Ái Sa tại nơi làm việc là Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, rằng gia đình bà có 12 anh em nhưng không có ai tên là Trần Thị Ngọc Thảo, vị này nói đây là một thiếu sót nhỏ trong nội dung xác minh, đưa vào thông báo.
Cụ thể, theo lời tự nhận của bà Thảo mới đây, hồi nhỏ bà có tên là Trần Thị Ngọc Thêm. Tuy nhiên, khi lớn lên cái tên ‘Ngọc Thêm’ không đẹp nên bà đổi thành ‘Ngọc Thảo’. Sau đó, từ năm 1999 lại dùng bằng cấp III của chị gái nên thêm một lần ‘đổi tên’ thành Ái Sa.

Giải trình của bà Ái Sa (thật) với đơn vị công tác - Ảnh: TA
"Thực tế là Ngọc Thêm và Ngọc Thảo hay Ái Sa (trưởng phòng quản trị Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) là một. Tuy nhiên, quá trình làm việc trước đây, chị Thảo không nói mình từng có tên là Ngọc Thêm nên chúng tôi không lưu ý".
Kỷ luật con người chứ không kỷ luật cái tên
Theo vị lãnh đạo này, đó "cũng có thiếu sót vì quá trình thẩm tra trước đây không thực hiện ở nơi cư trú (cũ) của chị này mới dẫn đến sai sót và xảy ra sự cố hiện nay".
Về xác minh lý lịch để kết nạp đảng cho bà Ái Sa (tức Thảo), do trong 12 anh chị em có một người là đảng viên, đang công tác tại một trường học nên Văn phòng Tỉnh ủy (thời điểm đó) xác minh qua người chị này.
Về một số thông tin cho rằng khó kỷ luật bà Trần Thị Ngọc Thảo vì Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk kết nạp người có tên Trần Thị Ngọc Ái Sa, lãnh đạo Tỉnh ủy Đắk Lắk khẳng định dù chưa có kết luận nhưng chiếu theo quy định thì sai phạm này đã đến mức phải khai trừ và buộc thôi việc.
"Việc kỷ luật về mặt đảng và chính quyền là kỷ luật con người cụ thể, không phải kỷ luật cái tên…" - vị này lý giải.
Chiều cùng ngày, trên một số trang mạng thông tin về giải trình của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa về việc trong 12 anh chị em của mình không có ai tên là Trần Thị Ngọc Thảo.
Bà Sa chỉ có một người em kế tên Trần Thị Ngọc Thêm, sinh năm 1975 và các hồ sơ cá nhân trước đây để toàn bộ ở nhà mẹ đẻ. Mới đây, khi vụ bà Ngọc Thảo vỡ lở, bà mới đến lấy về.
Việc bà Thêm (tức Thảo) lấy bằng cấp III của bà đi xin việc, thăng tiến như thế nào bà không biết. Việc xác minh lý lịch đảng của bà Thảo ra sao bà cũng chẳng hay.
Theo giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng Lê Văn Tiến, bà Ái Sa chưa phải là đảng viên, không giữ chức vụ gì tại đơn vị.
"Theo hồ sơ lý lịch đã xác minh đối với hồ sơ của bà Ái Sa, đúng là có việc người em kế của bà là Trần Thị Ngọc Thêm. Việc bà Thêm và bà Thảo có phải là một hay không, tôi không biết, không có điều kiện xác minh", ông Tiến nói.
Tuy nhiên, tại trang 2 bản giải trình của bà Ái Sa ghi rõ: "Sự việc em gái tôi lấy sử dụng bằng cấp III của tôi để đi xin việc tại Đắk Lắk tôi hoàn toàn không biết".

Từ giải trình của bà Ái Sa và thông tin thiếu rõ ràng gây hỗn loạn thông tin - Ảnh: TA
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, ngày 4-10, chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Thượng Hải đã thông tin đến báo chí việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo, 44 tuổi) đã mạo danh chị gái mình suốt 20 năm để xin việc, thăng tiến.
Bà Thảo dùng bằng cấp III của bà Ái Sa để học trung cấp, liên thông lên đại học và hiện đang theo học cao học.
Bằng cái tên này, bà Thảo cũng đang giữ chức trưởng phòng quản trị Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
-
TTO - Chiều tối 16-8, tỉnh Quảng Ninh khẳng định hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội là không đúng. Thực tế đây là hình ảnh ở khu vực Ao Tiên nằm trong phạm vi của Khu kinh tế Vân Đồn và bức ảnh này không đúng với hiện trạng tại khu vực Ao Tiên.
-
TTO - Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.
-
TTO - Theo đơn tố cáo, "vào ngày 9-6, thầy T. đã gọi em ra ngoài hành lang để nói chuyện riêng". Linh cảm có điều bất an, sau đó đúng như dự đoán, "thầy bắt đầu động tay động chân, cầm tay, ôm từ phía sau"...
-
TTO - Lê Thị Bích Ngọc từng là một hot TikToker với hơn 39.000 lượt đăng ký theo dõi. Trước khi bị bắt, Ngọc vẫn thường xuyên đăng tải những video khoe nhan sắc của mình trên tài khoản TikTok cá nhân, dù đang... bị truy nã.
-
TTO - Ban Bí thư quyết định cách chức phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đối với ông Võ Ngọc Thành, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận