24/04/2006 16:45 GMT+7

Quỹ tiền tệ Quốc tế đối phó "búa rìu" dư luận

TRẦN ĐỨC THÀNH (theo IPS, VOA, Reuters)
TRẦN ĐỨC THÀNH (theo IPS, VOA, Reuters)

TTO - Hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã kết thúc cuối tuần trước với việc Giám đốc điều hành Rodrigo de Rato hứa sẽ thay đổi IMF "cho phù hợp thách thức thời đại mới".

xyuo51KX.jpgPhóng to
Ông Gordon Brown hứa tăng hạn ngạch cho các nước đang phát triển trong IMF. Ảnh: Reuters
TTO - Hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã kết thúc cuối tuần trước với việc Giám đốc điều hành Rodrigo de Rato hứa sẽ thay đổi IMF "cho phù hợp thách thức thời đại mới".

Ông Rato cũng giao cho Ủy ban tiền tệ tài chính của IMF thảo ra những "đề nghị cụ thể" cho Hội nghị thượng đỉnh tới. Chủ tịch Ủy ban tài chính tiền tệ IMF, Bộ trưởng tài chính Gordon Brown thì hứa sẽ mở rộng toàn quyền của IMF, trong đó có việc tăng hạn ngạch (chỉ số xác định qui mô tín dụng mà một nước có quyền yêu sách cũng như tiếng nói của nước đó trong việc thông qua các quyết định của IMF) cho các nước đang phát triển và giảm nhẹ các điều kiện cho vay với các nước đã thực hiện tốt cải cách.

Các quyết định trên đã thông qua sau nhiều chỉ trích đổ xuống IMF không chỉ từ các nước đang phát triển, mà cả những nước công nghiệp. Nhiều người không hài lòng cho rằng thế giới đã thay đổi trong khi tổ chức IMF, từng được coi như "chính phủ thế giới", thời gian qua đã không thích nghi kịp để đưa ra được những tư vấn hữu ích.

Một quan chức ngân hàng Trung Quốc trong báo cáo: "Cải cách IMF: cái nhìn từ TQ" đã hài IMF các tội sau: Không dự báo trước được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998, đưa ra những lời khuyên "không đúng" cho chính phủ các nền kinh tế chuyển đổi, khiến tình hình kinh tế của chúng xấu đi.

Một thực tế là trong những năm qua, nhiều nước châu Á đã tích lũy được nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, trong khi những nước như Brazil hay Argentina không chỉ trả xong nợ của họ mà còn tránh vay mượn từ tổ chức này. Tương tự, nợ nước ngoài của Nga là 87 tỉ, trong khi dự trữ vàng của Ngân hàng trung ương nước này trị giá 212 tỉ USD. Nếu cho nước Nga trả hết nợ nước ngoài thì số còn lại (125 tỉ USD) vẫn cao hơn 'hạn ngạch" tín dụng IMF qui định cho nước này (chỉ 8,7 tỉ USD). Những năm gần đây, Nga không vay nợ IMF, và năm 2005 đã trả hết nợ nước này.

Thế nhưng trong khi không vay nợ của IMF, các nước đang phát triển lại không sử dụng được IMF như một công cụ gây ảnh huởng. Thí dụ, hạn ngạch IMF qui định cho Trung Quốc là 2,98%, Hàn Quốc 0,77%, (trong khi Mỹ là 17,4%). Thế nhưng trong khi đóng góp kinh tế TQ và HQ tăng nhanh trong GDP toàn cầu (TQ: 13,7% và HQ 1,8% căn cứ theo sức mua) thì tiếng nói của họ trong IMF lại không tăng. Những nỗ lực thay đổi tương quan này bị những nước giàu trong IMF chống lại vì sợ ảnh hưởng của họ bị thu hẹp.

Trong khi đó, những nước giàu cũng lại chỉ trích IMF trong việc không giải quyết được vấn đề tài chính hiện nay của thế giới là việc Trung Quốc không chịu thả nổi đồng nhân dân tệ. Chiến thuật của TQ làm hàng hóa nước này tăng sức cạnh tranh trong khi lấn át nền kinh tế các nước khác.

Các tổ chức như Oxfam, Jubilee USA Network, Mobilization for Global Justice và Stop HIV/AIDS... thì nhắm vào vai trò của IMF trong những vấn đề sức khỏe, về việc các chính sách của IMF đã làm thêm nghiêm trọng những vấn đề như HIV/AIDS và thiếu giáo viên (khoảng 2 triệu) và nhân viên y tế (4 triệu) ở các nước đang phát triển. Họ cáo buộc các chính sách khắc khổ của IMF đã khiến chính phủ các nước nghèo không có khả năng chi trả cho lương cho giáo viên và các nhân viên y tế.

Trước làn sóng chỉ trích này, các cải cách mà IMF đưa ra vẫn chưa đáp ứng được hết các mong mỏi. IMF tiếp tục được coi là tổ chức chỉ phục vụ cho "các ông chủ trong khuôn khổ G7" (VOA News, 23-4).

TRẦN ĐỨC THÀNH (theo IPS, VOA, Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên