Phóng to |
Ông Lê Thanh Hải - Ảnh:TỰ TRUNG |
- Chắc chắn không kham nổi. Và hội cũng không thể chi sai với mục đích của những người tài trợ. Ví dụ hội xin tiền để tài trợ mổ mắt, mổ tim, phẫu thuật nụ cười, khám phụ khoa cho phụ nữ và trẻ em, xe lăn cho người tàn tật và bại liệt, bữa cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo...thì phải chi đúng như vậy. Chi cho bệnh nhân nghèo để họ cùng chi trả với BHYT là sai với mục đích khi xin tài trợ.
Hội đang có chương trình vận động mua BHYT cho người cận nghèo, vì người nghèo có quỹ xóa đói giảm nghèo lo rồi. Tại chín quận huyện đã đưa danh sách, mỗi quận huyện có gần cả ngàn người. Nếu hội lấy số tiền vận động cho mục đích này để giúp bệnh nhân nghèo chi trả cùng với BHYT là sai mục đích.
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 13-1, ông Nguyễn Văn Tiên - phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - nói các địa phương nên thành lập quỹ để hỗ trợ người nghèo cùng chi trả với BHYT. Theo ông Tiên, về lâu dài khuyến khích các địa phương học theo mô hình của Hội BTBNN TP.HCM. |
- Làm cách nào để chi trả trong khi tất cả các chương trình của hội được lên danh sách, được kiểm tra và được giải quyết cho đúng đối tượng? Nếu bắt hội “bao” cho cả bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đi cấp cứu cùng chi trả 20% thì hội không có cơ sở nào để đi xác minh được. Theo tôi, quy định cùng chi trả là không hợp lý. Thà nâng mức đóng phí BHYT cao hơn để cơ quan BHYT chi trả 100%, vừa gọn trong quản lý, vừa dễ cho bác sĩ, bệnh viện và tiện lợi cho bệnh nhân.
Trước đây BHYT chi trả 100%, khi bệnh nhân chuyển viện từ tuyến tỉnh lên thành phố thì quỹ BHYT địa phương cũng được chuyển theo để thanh toán. Nay nếu 20% cùng chi trả mà bệnh nhân không kham nổi thì ai sẽ thanh toán? Hay sẽ đẩy bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn vào chỗ bế tắc, đường cùng?
Vì sao Quỹ BHYT bội chi từ 2007-2009? Theo điều tra của Bảo hiểm xã hội mới đây, hầu hết các địa phương bội chi Quỹ BHYT lớn đều có nguyên nhân chính là lạm dụng chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ thiết bị y tế được “xã hội hóa”. Tại tỉnh Bình Định, điều tra tại bệnh viện đa khoa tỉnh và một huyện cho thấy bội chi quỹ 200%, trong đó chi cho chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm chiếm trên 30% tổng chi, trong khi các bệnh viện thông thường chi xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chỉ 10-12% tổng chi. Một căn nguyên nữa dẫn đến bội chi quỹ là lạm dụng thuốc. Điều tra tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2007 cho thấy có đơn thuốc có tới... 25 loại thuốc, 10% bệnh án sử dụng 11-15 loại thuốc, phần lớn bệnh án sử dụng 6-9 loại thuốc, 100% đơn thuốc điều trị cho bảy loại bệnh tim mạch đều kê thuốc hỗ trợ gan! |
Theo chuyên gia nói trên, với mức thu này, dự kiến năm 2010 Quỹ BHYT sẽ dư hàng ngàn tỉ đồng do viện phí hầu như không thay đổi, chi khám chữa bệnh không tăng nhiều, ngoại trừ phần trượt giá trên giá thuốc.
Trong khi đó, hiện chưa có cơ chế nào liên thông giữa bệnh viện, bệnh nhân và các quỹ hỗ trợ người nghèo, chưa có hướng giải quyết phần “cùng chi trả” 5% viện phí của khoảng 15 triệu người nghèo. Người thuộc diện nghèo đã không có tiền mua thẻ BHYT, Nhà nước phải cấp thẻ miễn phí, thì làm sao có khả năng cùng chi trả viện phí, nhất là các trường hợp mắc bệnh mãn tính.
Cũng theo chuyên gia nói trên, hiện chưa có hướng hỗ trợ phần cùng chi trả viện phí cho bệnh nhân diện nghèo. Trong cuộc gặp với báo giới mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho rằng sau này các bệnh viện sẽ có quỹ hỗ trợ người nghèo, bệnh nhân thật sự khó khăn, không thể cùng chi trả viện phí và giám đốc bệnh viện sẽ xem xét quyết định từng trường hợp. Như vậy sẽ trở lại xin-cho, khó khăn cho người nghèo...
Hiện tại còn một khó khăn nữa khiến việc tìm nguồn tài chính cùng chi trả viện phí cho người nghèo bị bế tắc, đó là trong Luật BHYT, tới đây là Luật khám bệnh, chữa bệnh có quy định khuyến khích sử dụng các quỹ hỗ trợ viện phí cho người nghèo.
Trước đây, người nghèo trông chờ quỹ khám bệnh cho người nghèo 139 hỗ trợ viện phí, nhưng nay do chuyển sang cơ chế cấp thẻ BHYT cho người nghèo, cơ quan bảo hiểm quyết toán thẳng với tài chính về ngân sách, nên không còn nhiều quỹ 139 hoạt động. Các quỹ từ thiện khác thì không thể đủ tiềm lực hỗ trợ viện phí cho người nghèo, vì hỗ trợ viện phí là phần chi thường xuyên, không thể trông chờ vào quỹ từ thiện lúc có lúc không.
“Nếu quy định có vướng mắc khi đi vào thực tế thì hoàn toàn có thể sửa chữa, sửa chữa nhỏ như điều chỉnh phần cùng chi trả của người nghèo từ 5% xuống 0% hay 2% không phải là khó khăn. Trước mắt trong năm 2010, không phải tìm đâu xa nguồn tài chính hỗ trợ cho người nghèo, mà có thể lấy ngay từ Quỹ BHYT” - chuyên gia nói trên đề xuất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận