Một số diễn giả trình bày về sự ưu việt của SGK điện tử và trào lưu số hóa trong môi trường học tập hiện đại ngày càng mở và tăng cường tính tương tác giữa người thầy và học sinh, sinh viên. Nhưng theo bà Sherry Preiss, phó chủ tịch Tổ chức phát triển quốc tế chuyên nghiệp Pearson thì “SGK in giấy vẫn chiếm giữ thị trường bởi người học có thói quen sử dụng SGK giấy, thấy nó gần gũi, dễ tiếp cận hơn”.
Bà Susan Fiksdal, một giáo sư của Trường Evergreen State College (Mỹ), cho rằng những kỹ năng tương tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cũng là thứ cần quan tâm trong quá trình dạy học. Chính vì vậy, theo các diễn giả, chương trình-SGK cần phải được thay đổi cách làm để đáp ứng yêu cầu mới là phát huy tối đa tiềm năng của học sinh, giáo viên, thúc đẩy tư duy phê phán, khuyến khích thái độ đánh giá đúng với các quan điểm khác nhau...Với quan niệm “Dạy học là dạy học sinh cách đặt câu hỏi”, bà Sherry Preiss cho rằng “SGK trong thế kỷ 21 cần sống và chuyển động, với tính tương tác cao và người học hoàn toàn có thể để lại dấu ấn cá nhân mình, nói một cách khác cùng bổ sung cho SGK với những nhận xét, đánh giá, trải nghiệm và thông tin mà mình có được”.
TS Hoàng Văn Vân, ĐHQG Hà Nội, cho rằng những quan điểm mới trong việc biên soạn SGK hiện đại sẽ được sử dụng khi biên soạn SGK tiếng Anh cho đề án Ngoại ngữ quốc gia và SGK tiếng Anh sẽ là một phần quan trọng của đề án này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận